Phụ huynh “gồng mình” cùng con chạy đua vào lớp một

(Sóng Trẻ) - Nếu như trước đây, “tỷ lệ chọi” chỉ xuất hiện trong các kỳ thi đại học, cao đẳng thì giờ khái niệm này đã trở thành áp lực lớn cả với những em nhỏ chuẩn bị thi tuyển vào lớp một. Cả các bé và phụ huynh đều phải “gồng mình” trong cuộc đua “chạy trường, chọn lớp”.


Vào lớp một: khó chẳng kém vào đại học

Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, lượng thí sinh “tốt nghiệp mẫu giáo” đăng ký thi vào các trường điểm, trường quốc tế, trường dân lập… đang tăng lên chóng mặt. Vì thế, cuộc đua vào lớp một ngày càng trở nên áp lực và căng thẳng hơn bao giờ hết.

Mỗi năm, số lượng hồ sơ đăng kí vào các trường tiểu học Nguyễn Siêu, Đoàn Thị Điểm, Lý Thái Tổ… đông gấp nhiều lần so với chỉ tiêu nên nhà trường phải tổ chức thi tuyển đầu vào. Nếu như trước đây “tỷ lệ chọi” chỉ xuất hiện trong các kỳ thi đại học, cao đẳng thì giờ đây khái niệm này còn xuất hiện cả trong... kỳ thi tuyển vào lớp một. Cả các bé và phụ huynh đều phải “gồng mình” trong cuộc đua “chạy trường, chọn lớp”.

Theo thông tin cập nhật trên website của trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp một của trường là 400 nhưng số lượng hồ sơ đăng ký lại lên đến con số 1.378. Năm trước, trường tuyển 500 chỉ tiêu nhưng có đến hơn 1.600 hồ sơ đăng ký dự thi. Như vậy “tỷ lệ chọi” cả hai năm đều là hơn 1:3.

Cũng tương tự như thế, tại trường Tiểu học Thực nghiệm Hà Nội, nhà trường giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh là 180 nhưng có tới 600 hồ sơ đăng kí dự tuyển, đồng nghĩa với việc sẽ có 420 thí sinh bị loại. Cũng như vậy, tại nhiều trường điểm, trường dân lập khác trên địa bàn Hà Nội, số lượng đơn đăng ký dự tuyển cao hơn rất nhiều so với mức chỉ tiêu đặt ra.

Không chỉ "tỷ lệ chọi” cao mà đề thi tuyển sinh vào lớp một của một số trường cũng rất hóc búa, với những câu hỏi IQ mà ngay cả người lớn cũng chưa chắc giải ngay được. Xem đề thi vào trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, Minh Thu (sinh viên Đại học Luật) nhận xét: “Tôi nghĩ đây là đề thi của lớp 4 hoặc 5 thì đúng hơn”.

235468284_a1e1d657125fb2366e310e21951_36391591.untitled2.jpg

Một câu hỏi "hóc búa" trong kỳ thi tuyển vào lớp 1 trường Đoàn Thị Điểm

Hay như đề thi vào trường Tiểu học Nguyễn Siêu năm nay đã đánh trượt nhiều thí sinh vì đáp án không phù hợp với tư duy của trẻ. Sau khi đọc đề thi, chị Minh Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) giật mình: “Sao giống đề thi IQ vào các ngân hàng quá vậy? Đề thi kiểu này con mình chắc ngồi cắn bút. Tôi thấy đề thi không phù hợp với lứa tuổi vì bắt trẻ cộng, trừ khi chưa được học môn toán một cách chính thống”.

Căng sức để “chạy đua”

Để vào được lớp một ở các trường điểm, các em học sinh và phụ huynh đều phải “căng sức” trong cuộc đua suốt mấy tháng liền. Các lớp dạy trước chương trình lớp một cho trẻ mầm non đua nhau mọc lên quanh các trường tiểu học và trường mẫu giáo. Vì vậy mà hiện nay chuyện các bé phải học thêm ngay khi còn là học sinh mẫu giáo đã trở nên quá phổ biến.

Thời gian nghỉ hè chủ yếu để nghỉ ngơi, thư giãn trước khi bước vào môi trường học mới nhưng trước “áp lực” thi cử, hầu hết các bé phải gắng sức "ôn luyện" để “giành ghế” vào các trường có tên tuổi. Các bậc phụ huynh dù xót con nhưng cũng đành “bó tay” vì nghĩ rằng nếu không cho đi ôn, con mình sẽ không thể “vượt ải” với đề thi hóc búa của một số trường.

Chị Nguyễn Thị Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Cầm tờ đề thi vào lớp một tôi phát hoảng với lượng kiến thức và những yêu cầu đòi hỏi quá sức với các bé. Đề này cho các thí sinh “Đường lên đỉnh Olympia" thi chắc cũng trượt huống hồ một đứa bé 6 tuổi. Vì vậy, không còn cách nào khác tôi phải cho cháu đi ôn ở trung tâm để làm quen với các dạng bài như thế. Nhìn con người nhỏ mà lúc nào cũng khoác cặp to đùng toàn những vở ôn, bộ đề cũng thương lắm chứ nhưng đành chịu thôi!”.

2354e8fdc_32610d607925e49ee50e4d10e7a_36391593.untitled3.jpg

Các bé căng thẳng làm bài thi (Ảnh minh họa)


Nhiều ông bố bà mẹ còn đề ra mục tiêu bằng mọi giá phải cho con vào trường tốt nên công tác ôn thi được rục rịch chuẩn bị từ sớm. Vậy là ngay khi các bé vừa rời ghế mẫu giáo đã phải “nhồi nhét” hàng loạt kiến thức (kể cả kiến thức nâng cao) để theo kịp bạn bè.

Mặc dù lịch học các môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh của bé Tùng Lâm (6 tuổi, Nghĩa Đô, Cầu Giấy) đã kín đặc vào tất cả các ngày trong tuần song những ngày nghỉ lễ bé cũng được gia sư tới tận nhà luyện chữ, dạy làm tính và cách trắc nghiệm IQ. Dù biết con mình lúc nào cũng phải “căng óc” với hàng loạt các phép tính, các câu hỏi kiểm tra IQ nhưng các bậc phụ huynh vẫn có lý lẽ của riêng họ. “Nếu không học như vậy lúc trượt lại phải ôn lại để thi trường khác thì mệt. Khổ trước sướng sau, bây giờ bé vất vả một chút đến lúc thi đỗ vào lớp một thì tha hồ chơi mà tôi cũng đỡ đau đầu,” mẹ bé Lâm chia sẻ.

Việc các bậc phụ huynh thúc ép con ôn luyện quá nhiều sẽ khiến các bé sợ học sau đợt ôn luyện căng thẳng. Với những bé không may bị trượt “nguyện vọng một” vào trường bố mẹ đã chọn, hẳn sẽ phải chịu một áp lực lớn hơn. Nhiều bé có lẽ sẽ không còn tự tin thi trường khác nữa vì nghĩ mình kém hơn các bạn.

Bởi vậy, thay vì bận tâm quá nhiều về chuyện học hành, cạnh tranh thi cử vào các trường “top trên”, các bậc phụ huynh nên để con mình phát triển một cách tự nhiên và tạo cho các bé tâm lý thoải mái nhất trước khi bước vào môi trường học mới.

Lan Chi, Hà Ngân, Hoàng Thủy, Thu Thảo, Bình Trọng

Báo mạng điện tử K28

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN