Quảng Trị - Thuở binh nhì
(Sóng Trẻ) - Đêm giao lưu nghệ thuật “Quảng Trị - Thuở binh nhì” tôn vinh thế hệ binh nhì nhập ngũ trong đợt tổng động viên ở miền bắc 6/9/1971 diễn ra tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội. Chương trình được xem là hoạt động mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 40 năm mặt trận Quảng Trị sẽ diễn ra vào năm 2012.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - một người lính thành cổ Quảng Trị năm xưa đã tới dự chương trình đặc biệt này cùng nhiều đại biểu đại diện các bộ, ngành và nhiều đồng đội, đồng chí.
Tất cả những chiến sĩ binh nhì thuở ấy sau vài tháng luyện tập vất vả đã có mặt tại chiến trường Quảng Trị ác liệt năm 1972 và anh dũng chiến đấu không ngừng để làm nên chiến thắng vang dội ngày 30/4/1975, đem lại sự thống nhất cho nước nhà.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha là trưởng ban tổ chức – chỉ đạo nội dung chương trình cũng thuộc thế hệ binh nhì ngày đó. Ông thực hiện đêm giao lưu nghệ thuật này để tri âm với những đồng chí, đồng đội cùng ra đi từ ngày ấy. Ông đã cho ra đời tập thơ “Thuở binh nhì” với tổng số 80 bài thơ nói về các giai đoạn lịch sử từ năm ông nhập ngũ, chiến đấu ở Quảng Trị (1972) cho tới khi đất nước được hoàn toàn giải phóng (1975). Tập thơ này đã được trao tận tay cho những đồng chí, đồng đội cùng những khán giả có mặt tại nhà hát.
Chương trình nghệ thuật “Quảng Trị - Thuở binh nhì” được kết cấu theo diễn biến của câu chuyện lịch sử. Bằng những lời ca, tiếng hát, những video phóng sự tài liệu, những cuộc giao lưu với các chứng nhân lịch sử… cuộc chiến đấu ác liệt năm nào được tái hiện.
ảnh 1(ảnh số 6272): Các đồng chí, đồng đội cùng nhau ôn lại những năm tháng hào hùng
Thông qua những câu chuyện cảm động về những ngày đêm gian nan, cực nhọc của những nhân chứng lịch sử đã hun đúc cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ thêm lòng nồng nàn yêu nước, căm thù quân giặc, “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, các thế hệ tương lai lại càng thêm tự hào về dân tộc, về con người Việt Nam – anh hùng, bất khuất.
Chương trình do Thượng tá Nguyễn Khánh Trình, Công ty Sông Hồng 319, Bộ Quốc phòng - một người sinh ra đúng ngày 6/9/1971 làm tổng đạo diễn. Điều này thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với các bậc cha anh, những con người đã viết lên bao trang sử oai hùng của dân tộc. Ông cũng viết 2 ca khúc cho chương trình, trong đó, ca khúc "Thuở binh nhì" do ca sỹ Trọng Tấn thể hiện như nén tâm hương thành kính nghiêng mình trước các anh hùng liệt sỹ.
Bên cạnh những bài hát quen thuộc về thành cổ Quảng Trị như "Cỏ non thành cổ" của nhạc sỹ Tân Huyền hay "Miền xa thẳm" của nhạc sỹ Đức Trịnh..., các nghệ sỹ còn biểu diễn những ca khúc mới do chính những người lính ở mặt trận Quảng Trị khốc liệt ngày ấy viết lên. Trong số đó, có một bài hát vô cùng đặc biệt đã được nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, phổ nhạc từ bài thơ cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, mang tên "Đêm trắng Quảng Trị".
Mỗi lời ca, tiếng hát là mỗi nén tâm hương của những người còn sống gửi tới những người anh hùng đã đổ máu xuống để “Tổ quốc quyết sinh”. Dưới đây là chuỗi các hình ảnh biểu diễn nghệ thuật tri âm.
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - một người lính thành cổ Quảng Trị năm xưa đã tới dự chương trình đặc biệt này cùng nhiều đại biểu đại diện các bộ, ngành và nhiều đồng đội, đồng chí.
Tất cả những chiến sĩ binh nhì thuở ấy sau vài tháng luyện tập vất vả đã có mặt tại chiến trường Quảng Trị ác liệt năm 1972 và anh dũng chiến đấu không ngừng để làm nên chiến thắng vang dội ngày 30/4/1975, đem lại sự thống nhất cho nước nhà.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha là trưởng ban tổ chức – chỉ đạo nội dung chương trình cũng thuộc thế hệ binh nhì ngày đó. Ông thực hiện đêm giao lưu nghệ thuật này để tri âm với những đồng chí, đồng đội cùng ra đi từ ngày ấy. Ông đã cho ra đời tập thơ “Thuở binh nhì” với tổng số 80 bài thơ nói về các giai đoạn lịch sử từ năm ông nhập ngũ, chiến đấu ở Quảng Trị (1972) cho tới khi đất nước được hoàn toàn giải phóng (1975). Tập thơ này đã được trao tận tay cho những đồng chí, đồng đội cùng những khán giả có mặt tại nhà hát.
Chương trình nghệ thuật “Quảng Trị - Thuở binh nhì” được kết cấu theo diễn biến của câu chuyện lịch sử. Bằng những lời ca, tiếng hát, những video phóng sự tài liệu, những cuộc giao lưu với các chứng nhân lịch sử… cuộc chiến đấu ác liệt năm nào được tái hiện.
ảnh 1(ảnh số 6272): Các đồng chí, đồng đội cùng nhau ôn lại những năm tháng hào hùng
Thông qua những câu chuyện cảm động về những ngày đêm gian nan, cực nhọc của những nhân chứng lịch sử đã hun đúc cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ thêm lòng nồng nàn yêu nước, căm thù quân giặc, “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, các thế hệ tương lai lại càng thêm tự hào về dân tộc, về con người Việt Nam – anh hùng, bất khuất.
Chương trình do Thượng tá Nguyễn Khánh Trình, Công ty Sông Hồng 319, Bộ Quốc phòng - một người sinh ra đúng ngày 6/9/1971 làm tổng đạo diễn. Điều này thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với các bậc cha anh, những con người đã viết lên bao trang sử oai hùng của dân tộc. Ông cũng viết 2 ca khúc cho chương trình, trong đó, ca khúc "Thuở binh nhì" do ca sỹ Trọng Tấn thể hiện như nén tâm hương thành kính nghiêng mình trước các anh hùng liệt sỹ.
Bên cạnh những bài hát quen thuộc về thành cổ Quảng Trị như "Cỏ non thành cổ" của nhạc sỹ Tân Huyền hay "Miền xa thẳm" của nhạc sỹ Đức Trịnh..., các nghệ sỹ còn biểu diễn những ca khúc mới do chính những người lính ở mặt trận Quảng Trị khốc liệt ngày ấy viết lên. Trong số đó, có một bài hát vô cùng đặc biệt đã được nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, phổ nhạc từ bài thơ cuối cùng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, mang tên "Đêm trắng Quảng Trị".
Mỗi lời ca, tiếng hát là mỗi nén tâm hương của những người còn sống gửi tới những người anh hùng đã đổ máu xuống để “Tổ quốc quyết sinh”. Dưới đây là chuỗi các hình ảnh biểu diễn nghệ thuật tri âm.
Minh Gianh
Truyền hình K29.A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Truyền hình K29.A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận