(Sóng trẻ) - “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về Quất Động với anh thì về/ Quất Động làng anh có nghề/ Thêu gà thêu vịt, thêu hoa trên cành”. Từ lâu, làng Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) được coi là cái nôi của nghề thêu truyền thống. Trải qua nhiều biến thiên, thăng trầm cùng lịch sử, đến nay làng thêu với sản phẩm truyền thống nổi tiếng vẫn đang vươn mình đổi mới từng ngày để khẳng định giá trị trên con đường hội nhập.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, làng Quất Động (huyện Thường Tín) cuốn hút du khách gần xa không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với cây đa tỏa bóng mát, với đền thờ đậm màu rêu phong, cổ kính mà còn bởi sự độc đáo ẩn chứa trong từng tác phẩm tranh thêu tay.Theo sử sách ghi lại, ông tổ nghề thêu của làng Quất Động là Tiến sĩ Lê Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khái, sinh năm 1606 tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội).Năm 1637, ông đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Lê. Năm 1646, ông được cử đi sứ nhà Minh. Trong thời gian này, ông đã học được cách thêu lọng và sau này đem nghề thêu dạy cho dân làng Quất Động. Để ghi nhớ công ơn của ông, người dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.Nối tiếp truyền thống của cha ông, các thế hệ người dân Quất Động kiên trì, bền bỉ, phát huy nghề thêu, đưa ngôi làng thêu đi khắp thế giới để bạn bè quốc tế hiểu và yêu nét đẹp văn hóa tinh tế của người dân Việt Nam.Từ những tấm vải, những sợi chỉ màu sắc, đôi bàn tay khéo léo và khối óc tài hoa, các nghệ nhân làng Quất Động đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động. Tùy vào độ khó và kích thước, người thợ thêu phải mất từ vài ngày, có khi đến vài tháng để có được những những sản phẩm đẹp, ấn tượng, mang những nét riêng.Công đoạn vẽ mẫu thêu trên vải rất khó, vì vậy nghệ nhân vừa là người thợ thêu vừa là họa sĩ.Những đôi bàn tay bé nhỏ mà tài hoa của người thợ thủ công đã biến những chất liệu đơn giản thành những sản phẩm độc đáo với những mảng hoa văn mềm mại, đầy màu sắc.Với người dân làng Quất Động, nghề thêu không chỉ mang tới nguồn thu nhập nuôi sống gia đình, mà đó còn là niềm tự hào về nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và đức tính cần cù, tỉ mỉ, cần mẫn.
“Cuộc sống ngày càng phát triển, nghề thêu cũng như bao nghề khác được hiện đại hóa bởi những máy thêu công nghiệp. Thế nhưng, người làm nghề thêu tay Quất Động vẫn duy trì cách làm truyền thống của cha ông.
Những sản phẩm tranh thêu tay Quất Động mang vẻ đẹp riêng bởi sự độc đáo, tình cảm, tâm huyết mà mỗi nghệ nhân đã gửi gắm trong từng đường kim mũi chỉ”, chị Mến – người thợ thêu làng Quất Động chia sẻ.
Nói về loại hình thêu khó nhất, nghệ nhân Hoàng Thị Khương cho biết: "Những bức tranh thêu chân dung rất khó, phải làm sao mà hàng triệu mũi kim với đủ loại chỉ thêu tạo được cảm xúc trên khuôn mặt của nhân vật. Đặc biệt, từng đường nét, nụ cười, đôi mắt phải toát lên được cái hồn”.Theo năm tháng, nghề thêu ở Quất Động ngày càng phát triển, với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Có lẽ vì thế mà các sản phẩm thêu không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài.
Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.
(Sóng trẻ) - Tối ngày 31/3, Chung kết cuộc thi Press Beauty 2023 được tổ chức tại Hội trường C - Học viện Báo chí và Tuyên truyền với màn thể hiện xuất sắc của 10 thí sinh.
(Sóng trẻ) - Nằm trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, sáng ngày 18/3, Talkshow “Người làm báo trong kỷ nguyên số” diễn ra với những chia sẻ hữu ích về chuyện nghề báo trong thời kỳ công nghệ, chuyển đổi số