Rau thịt tăng giá trong "cơn bão" giá xăng

(Sóng trẻ) - Trước bối cảnh giá xăng lên gần 30.000 đồng/lít, giá hàng thiết yếu cũng theo đà tăng mạnh.

Theo ghi nhận của PV, tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP.Hà Nội như Mỹ Đình, Cầu Giấy, Nghĩa Tân,… giá nhiều mặt hàng thực phẩm tiếp tục ở mức cao. Cụ thể, bắp cải tăng từ 7.000 - 18.000 đồng/kg; cải xoong từ 10.000 - 15.000 đồng/mớ.

2.jpg
Các loại rau đều tăng mạnh. Ảnh: Nguyễn Thúy

Các loại rau khác như rau ngót, cải canh tăng thêm 2.000 - 3.000 đồng hiện có giá 8.000 - 10.000 đồng/mớ. Giá thịt lợn, cá, tôm cũng tăng nhẹ, hiện thịt nạc vai 150.000 đồng/kg, thịt sấn 100.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng so với trước. Gà ta nguyên lông cũng tăng 10.000 đồng/kg, với giá bán từ 130.000 - 150.000 đồng/kg.

Chị Trần Thị Đạo, tiểu thương bán hàng tại chợ Mỹ Đình, Nam Từ Liêm cho biết: "Hôm trước giá xăng tăng, hôm sau thương lái tăng giá các loại thịt, rau ngay. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không dám tăng giá quá cao, chỉ trong khoảng 5 – 10% mỗi mặt hàng".

3.jpg
Gà ta cũng tăng nhẹ. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Cũng theo chị Đạo, giá cả đắt đỏ khiến nhiều người không khỏi đắn đo khi đi chợ. “Sức mua giảm đi đáng kể, nếu trước đây, mỗi người tới tiệm tôi thường mua từ 1 – 1,5kg thịt nhưng giờ giá tăng nên họ chỉ mua khoảng 5 lạng thôi” – chị Đạo cho biết.

4.jpg
Hàng hoá, thực phẩm tăng giá khiến đời sống người dân khó khăn. Ảnh: Nguyễn Thúy

Đi mua thực phẩm tại chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, chị Đặng My phàn nàn: “Ra chợ cái gì cũng tăng. Một bó rau cải bé tí ti đủ 2-3 người ăn giá tới 10.000 đồng/kg, đắt gấp đôi ngày thường. Riêng tiền mua rau, mỗi ngày gia đình tôi phải chi tới 50.000 đồng, chưa kể tiền thịt cá”.

Tương tự, ông Hữu Bình (Trần Bình, Nam Từ Liêm) cũng nâng lên đặt xuống mớ rau khi thấy giá quá cao. 

"Giờ đi chợ cầm trăm nghìn mà vẫn chưa biết mua gì. Đậu phụ giá 5.000 đồng/miếng, tôm nhỏ giá đã 200.000 đồng/kg. Rau củ cũng đều tăng giá. Giá cả lên cao quá khiến người lao động muốn lo cho gia đình cũng khó khăn vô cùng", ông Bình cho hay. 

1.jpg
Giá thực phẩm tăng trong "cơn bão" giá xăng. Ảnh: Nguyễn Thúy

Anh Hoàn, chủ quán bún riêu cua ở phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, từ khi ra Tết, cửa hàng anh được mở cửa bán tại chỗ trở lại, nhưng lại gặp khó vì giá nguyên liệu liên tục "phi mã".

"Việc giá xăng tăng chóng mặt, các chi phí khác cũng "đội" theo, nên buộc tôi phải nâng giá bát bún riêu từ 25.000 đồng lên 30.000 đồng để tránh lỗ vốn. Để khách hàng biết việc tăng giá, tránh ngỡ ngàng, chúng tôi đã dán thông báo trước cửa quán", anh Hoàn nói. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN