Sau ngày 30/9, TP. Hồ Chí Minh bỏ giấy đi đường

(Sóng trẻ) - Sau ngày 30/9, TP. Hồ Chí Minh sẽ không cấp giấy đi đường nữa mà ứng dụng CNTT vào kiểm soát để giảm phiền hà cho người dân nhưng phải đảm bảo an toàn.

Thông tin được Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình đưa ra trong cuộc họp báo công bố chỉ thị mới về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, diễn ra sáng 30/9.

Cụ thể, sau ngày 30/9, TP Hồ Chí Minh sẽ không cấp giấy đi đường cho người dân nữa mà ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để giảm phiền hà cho người tham gia giao thông nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn.

Về phương án ứng dụng CNTT, người dân khi đi đường phải sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng "Y tế HCM", có thể hiện lịch sử tiêm vaccine – cho đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức được hoạt động; trường hợp không có mã QR, người dân phải xuất trình giấy tờ chứng minh: là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

5.jpg
Người dân không được tự ý sử dụng phương tiện cá nhân rời khỏi địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nếu thực sự cần thiết phải ra khỏi thành phố, người dân cần thực hiện theo quy định của Sở GTVT. Phương tiện cá nhân sẽ không được phép đi qua các chốt kiểm soát liên tỉnh.(Nguồn ảnh: Internet) 

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, công tác phòng, chống dịch của thành phố đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, hệ thống y tế được tăng cường; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm; tỷ lệ tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% với mũi 1 và trên 45% với mũi 2… Tuy nhiên, tình hình dịch ở TP. Hồ Chí Minh vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca mắc mới, số ca nhiễm đang điều trị tại nhà, tại cơ sở y tế, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao…

Chính vì thế, Thành phố sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch trên địa bàn; ưu tiên bảo vệ sức khỏe tính mạng của người dân; củng cố, phục hồi hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; từng bước khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội an toàn, hiệu quả; quan tâm mở các các hoạt động sản xuất, dịch vụ… đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới – Trên nguyên tắc là phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính Phủ, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ theo phương châm "An toàn là trên hết", "An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa phải đảm bảo an toàn". Tiếp đó, Thành phố sẽ xem xét các biện pháp cao hơn hoặc nới lỏng giãn cách xã hội sao cho phù hợp, bám sát tình hình thực tiễn.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN