Sinh viên K.29 bảo vệ tốt nghiệp bằng 20 thước phim
(Sóng Trẻ) - Kết thúc hai ngày bảo vệ tốt nghiệp (8-9/6), lớp quay phim truyền hình K.29 đã mang đến 20 bộ phim được hội đồng chấm thi đánh giá có chất lượng khá tốt, nhiều thước phim có giá trị sâu sắc, tính tạo hình cao.
Đây là năm thứ 2 lớp quay phim truyền hình bảo vệ bằng tác phẩm. Trong số 20 bộ phim được chấm thi năm nay, nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho hội đồng chấm thi và khán giả.
“Đánh giá chất lượng bằng hình ảnh, về mặt này các bạn đã đảm bảo được ở cấp độ cuối cùng trước khi ra trường (từ các kích cỡ cảnh quay, khâu hình ảnh, logic và cấu tứ). Tuy nhiên, tất cả gắn với nghề thì phải đánh giá ở cấp độ thứ 2, từ cấp độ kĩ năng biến thành các câu chuyện truyền thông có giá trị” - Th.S Đinh Ngọc Sơn, phó trưởng khoa Phát thanh-Truyền hình cho biết.
Sinh viên Hoàng Thị Ngọc đang bảo vệ tác phẩm của mình.
Đa số các tác phẩm tốt nghiệp giành được điểm cao đều chọn về việc khai thác số phận các nhân vật, cảnh đời có chiều sâu nhân văn sâu sắc. Bên cạnh một số đề tài dễ tiếp cận, an toàn thì nhiều sinh viên đã lựa chọn được cho mình những đề tài khá độc đáo.
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đang đánh giá tác phẩm hết sức tích cực!
“Chuyện ông Chiểu” (Nguyễn Mạnh Thắng); “Tiếng cầu nguyện bên đồi Cốc” (Nguyễn Thị Hồng); “Người đàn bà giữ lửa” (Lê Hoàng Tùng); “Những người thợ lò” (Nguyễn Văn Công); “Chị Hóa” (Hoàng Hữu Khắc);… thực sự đã để lại cho hội đồng chấm thi và độc giả những giây phút không thể quên. Các bộ phim chân dung nhân vật này gợi nhắc cho mỗi người phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, thêm yêu quý cuộc sống của mình hơn. “Đây là những đề tài rất gần với cuộc sống, về những số phận nhân vật” – Th.S Đinh Ngọc Sơn cho biết.
“Những người thợ lò” của Nguyễn Văn Công chứa đựng những thước phim chân thực và sinh động, thể hiện được những nỗ lực, tìm tòi của sinh viên trong tiếp cận đề tài. Bộ phim thể hiện được sự tương phản giữa cảnh lao động của người thợ lò mỏ than Mạo Khê trong bóng tối với cuộc sống nài ánh sáng. Để thực hiện đề tài này, sinh viên đã phải đóng giả là một người công nhân, cải trang để đi thực tế và mang về những thước phim hết sức thật như trong tác phẩm.
Với sinh viên Nguyễn Mạnh Thắng và đề tài “Chuyện ông Chiểu”, sinh viên chia sẻ trong 15 ngày hết sức nỗ lực thực hiện tác phẩm của mình, anh đã hoàn thành xong tác phẩm chân dung về một nhân vật bị một căn bệnh lạ, hiểm nghèo với một cuộc sống vô cùng éo le. “Để thực hiện một phóng sự, đầu tiên phải chọn được một góc độ hợp lí, đặc biệt những kiến thức trong nhà trường không đủ nên trong quá trình đi thực tế như các kì thực tập phải hết sức tận dụng để thực hành nghề” – sinh viên chia sẻ.
“Tiếng cầu nguyện bên đồi Cốc” của Nguyễn Thị Hồng đã phản ánh một thực trạng nạn phá thai tràn lan hiện nay. Câu chuyện kể về người phụ nữ Nguyễn Thị Nhiệm, vốn là một người nông dân bình thường với lương tâm và lòng trắc ẩn đã vượt qua những lời đàm tiếu của mọi người để kiên trì với công việc nhân đạo: đi xin những hài nhi chưa kịp sống từ các bệnh viện, gia đình,… về chôn cất. Bộ phim có góc độ quay khá thành công, đề tài chân thực đã khiến người xem hết sức xúc động và phẫn nộ.
Một số sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy/cô sau khi bảo vệ tác phẩm thành công.
Để tạo nên những thước phim có giá trị, các sinh viên đã vượt qua những khó khăn về phương tiện, kĩ thuật, bằng niềm say mê với nghề nhằm đem lại những cảnh quay ấn tượng, chứa đựng những giá trị sống, tính nghệ thuật cao.
Chúc các sinh viên quay phim K.29 luôn gặp nhiều thành công và tươi trẻ trên những chặng đường tiếp theo!
Và với những thành công bước đầu này, Th.S Đinh Ngọc Sơn cũng muốn nhắn nhủ tới các sinh viên quay phim: “Mỗi hình ảnh mang theo một cảm xúc, nhiệt huyết trong từng cảnh quay, đòi hỏi những say mê, nhiệt huyết của người quay phim thì mới có những sản phẩm tốt. Nếu chỉ bằng lòng với những công thức, những lí thuyết thì có lẽ nó sẽ chỉ đem về những sản phẩm đúng”. Mong rằng, các sinh viên quay phim truyền hình K.29 sẽ mãi giữ được lòng yêu nghề và phát huy hết năng lực của mình trên những chặng đường tiếp theo.
Cũng trong 2 ngày 8, 9/6 các lớp báo ảnh K.29; báo in 31A,B; giáo dục chính trị K29A1,2; quan hệ công chúng K.29; quản lí kinh tế K29A1,2; Xây dựng Đảng K29&31B; truyền hình 29A1, A2 đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp thành công.
Đây là năm thứ 2 lớp quay phim truyền hình bảo vệ bằng tác phẩm. Trong số 20 bộ phim được chấm thi năm nay, nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho hội đồng chấm thi và khán giả.
“Đánh giá chất lượng bằng hình ảnh, về mặt này các bạn đã đảm bảo được ở cấp độ cuối cùng trước khi ra trường (từ các kích cỡ cảnh quay, khâu hình ảnh, logic và cấu tứ). Tuy nhiên, tất cả gắn với nghề thì phải đánh giá ở cấp độ thứ 2, từ cấp độ kĩ năng biến thành các câu chuyện truyền thông có giá trị” - Th.S Đinh Ngọc Sơn, phó trưởng khoa Phát thanh-Truyền hình cho biết.
Sinh viên Hoàng Thị Ngọc đang bảo vệ tác phẩm của mình.
Đa số các tác phẩm tốt nghiệp giành được điểm cao đều chọn về việc khai thác số phận các nhân vật, cảnh đời có chiều sâu nhân văn sâu sắc. Bên cạnh một số đề tài dễ tiếp cận, an toàn thì nhiều sinh viên đã lựa chọn được cho mình những đề tài khá độc đáo.
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đang đánh giá tác phẩm hết sức tích cực!
“Những người thợ lò” của Nguyễn Văn Công chứa đựng những thước phim chân thực và sinh động, thể hiện được những nỗ lực, tìm tòi của sinh viên trong tiếp cận đề tài. Bộ phim thể hiện được sự tương phản giữa cảnh lao động của người thợ lò mỏ than Mạo Khê trong bóng tối với cuộc sống nài ánh sáng. Để thực hiện đề tài này, sinh viên đã phải đóng giả là một người công nhân, cải trang để đi thực tế và mang về những thước phim hết sức thật như trong tác phẩm.
Với sinh viên Nguyễn Mạnh Thắng và đề tài “Chuyện ông Chiểu”, sinh viên chia sẻ trong 15 ngày hết sức nỗ lực thực hiện tác phẩm của mình, anh đã hoàn thành xong tác phẩm chân dung về một nhân vật bị một căn bệnh lạ, hiểm nghèo với một cuộc sống vô cùng éo le. “Để thực hiện một phóng sự, đầu tiên phải chọn được một góc độ hợp lí, đặc biệt những kiến thức trong nhà trường không đủ nên trong quá trình đi thực tế như các kì thực tập phải hết sức tận dụng để thực hành nghề” – sinh viên chia sẻ.
“Tiếng cầu nguyện bên đồi Cốc” của Nguyễn Thị Hồng đã phản ánh một thực trạng nạn phá thai tràn lan hiện nay. Câu chuyện kể về người phụ nữ Nguyễn Thị Nhiệm, vốn là một người nông dân bình thường với lương tâm và lòng trắc ẩn đã vượt qua những lời đàm tiếu của mọi người để kiên trì với công việc nhân đạo: đi xin những hài nhi chưa kịp sống từ các bệnh viện, gia đình,… về chôn cất. Bộ phim có góc độ quay khá thành công, đề tài chân thực đã khiến người xem hết sức xúc động và phẫn nộ.
Một số sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy/cô sau khi bảo vệ tác phẩm thành công.
Chúc các sinh viên quay phim K.29 luôn gặp nhiều thành công và tươi trẻ trên những chặng đường tiếp theo!
Cũng trong 2 ngày 8, 9/6 các lớp báo ảnh K.29; báo in 31A,B; giáo dục chính trị K29A1,2; quan hệ công chúng K.29; quản lí kinh tế K29A1,2; Xây dựng Đảng K29&31B; truyền hình 29A1, A2 đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp thành công.
Nguyễn Dung
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận