Sinh viên nghèo mất trộm
(Sóng trẻ) - Nhiều sinh viên nghèo không biết bấu víu vào đâu khi phải đối mặt với qúa nhiều nỗi lo: không chỉ lo chống chọi với tiền học phí ngày mà còn là nỗi lo về giá điện nước, rồi giá phòng cứ đua nhau tăng vùn vụt… Nài ra, còn có một nỗi lo cũng không kém phần nóng bỏng - đó là lo nạn trộm cắp hoành hành…
Mất mà không biết kêu ai….
Vừa về đến phòng trọ Dũng và Hoàng giật mình: tại sao cửa phòng lại mở toang, chạy vào trong phòng thì đồ đạc lộn xộn lung tung khắp cả, cái cây máy tính của Hoàng đã không cánh mà bay, chiếc máy ảnh duy nhất để Dũng tác nghiệp nay cũng đã đi theo những tên trộm…
“Là sinh ngành báo chí, đồ nghề quan trọng nhất là chiếc máy ảnh và giàn vi tính phụ trợ giờ đây mất hết phương tiện hành nghề thì biết làm sao với cả đống bài tập còn dang dở”, Dũng tâm sự. Khi đem việc mất đồ nói với chủ nhà thì Dũng Và Hoàng còn bị mắng vì bà chủ bảo chỉ tại cái tội hớ hênh không biết giữ của lại còn than phiền cãi lỗi gì…
Cùng cảnh với Dũng và Hoàng, Tâm là sinh viên năm 3 đại học Lao Động ở cùng xóm trọ. Mấy ngày trước để xe máy ở cửa, khoá càng, khoá cổ cẩn thận mà ngồi ở trong nhà mà chỉ nhoáng một cái là đã mất chiếc xe Ware RS, cả xóm chạy đi tìm hộ, thế rồi cũng biệt vô âm tín… An ninh của xóm trọ đã đến mức báo động, mọi người cùng xóm với Hoàng và Dũng ai cũng hoang mang lo sợ rồi lại đến lượt mình, rồi mọi người ý định đi tìm ra chỗ khác có an ninh tốt hơn, thế nhưng việc tìm được phòng gần trường, giá cả phải chăng, với sinh viên đâu phải chuyện dễ, nhất là đối với Dũng và Hoàng lại đang trong cảnh tiền ăn đã cạn túi…
Nét mặt vẫn còn đầy sợ hãi, cô bé Trang, Sinh viên đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội trọ ở phố Vĩnh Hưng chia sẻ: 3h đêm hôm qua biết nhà có trộm đột nhập nhưng phòng có hai chị em gái vì sợ quá nên không dám kêu lên, sợ bọn trộm hung hãn làm liều, đành ngậm ngùi để cho chúng lấy đi chiếc xe đạp - phương tiện để đi tới trường, Cũng may bọn trộm chỉ lấy chiếc xe đạp rồi đi chứ nếu chúng đập phá cửa rồi giở trò sàm sỡ thì còn nguy hiểm hơn bởi không biết kêu ai. Ở xóm trọ này toàn đàn bà con gái, ai cũng nhát gan, phòng nào biết phòng ấy, ở khu này nghiện ngập cũng nhiều, cứ nghĩ đến lúc ấy là lại thót cả tim.
Mất mà không dám nói
Sau mỗi vụ mất trộm, hậu quả nhãn tiền có lẽ là sự ảnh hưởng tới việc học. Sao có thể học tập tốt được khi phải lo lắng, buồn rầu về những đồ dùng mật thiết đã không còn nữa, rồi nỗi lo gánh nặng đè thêm trên đôi vai gầy của cha mẹ ở quê, hơn thế nữa là cảm giác bất an dù đang ở trong chính phòng trọ của mình.
Câu chuyện buồn nhất có lẽ là của Huân, sinh viên năm 2 Trường Đại học dược Hà nội, hoàn cảnh gia đình Huân khó khăn, bố mẹ chắt bóp từng đồng rồi vay lãi suất cao để mua cho cậu chiếc máy tính sách tay với giá rẻ nhất để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu bởi ngành của Huân rất nhiều bài tập cần đến máy tính. Thế rồi chiếc máy tính nhanh chóng đã rời khỏi tay Huân đi theo những tên trộm vô lương tâm, lợi dụng lúc cậu đi học đột nhập vào phòng, chúng còn vơ vét hết tất cả quần áo, giầy dép trong phòng, dường như tay trắng Huân không dám về nhà và cố giấu không cho bố mẹ biết tin vì cậu sợ: “mẹ em bị bệnh tim khi nghe tin này thì chắc là….tội lắm!anh ạ”.
Những sinh viên xa nhà phải ở trọ đa số là có gốc ở nông thôn, đời sống khó khăn, hằng ngày, hằng tháng phải chắt bóp các khoản chi tiêu, nhiều sinh viên lâm vào cảnh cùng quẫn không biết xoay sở ra sao khi tiền đã không có mà đồ đạc lại bị mất cắp.
Khi nói chuyện với tôi, trên gương mặt của Thu cô sinh viên năm 3 khoa tiếng Pháp Trường Ngọai Ngữ vẫn còn ứa nước mắt. Thu tâm sự. “Gia đình nhà em ở quê làm đồng ruộng, bố mẹ lại nuôi hai chị em học đại học nên không đủ tiền em đã bị cắt trợ cấp từ năm học trước, ngày ngày nài giờ học em phải đi bán hàng thuê ở bên khu phố cổ, tháng vừa rồi em vừa lấy tiền lương được hơn một triệu định để đóng tiền phòng trọ và mua sách chuyên ngành, thế nhưng bây giờ bọn trộm đã cuỗm sạch, rồi. Chúng còn lấy cả mấy cái quần bò của em nữa, em không biết phải tính sao bây giờ…”
Mất tiền, đồng nghĩa với việc Thu lại phải càng cố gắng gồng mình lên bươn chải để kiếm tiền chứ không dám nói và xin tiền bố mẹ nữa.
Sinh viên cần phải cảnh giác hơn
Theo các bạn sinh viên, bọn trộm hoạt động cả ngày với vô số thủ đoạn khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm khu trọ và thời gian trong ngày. Ban ngày, chúng thường giả danh là nhân viên bán hàng để đi vào các phòng trọ giới thiệu sản phẩm, sau đó lợi dụng sự sơ hở của các bạn để lấy trộm. Nhiều trường hợp chúng lại rất tự nhiên đến các khu phòng trọ giả bộ hỏi tìm người quen nhưng nếu thấy có sơ hở là chúng xách đồ đi liền. Nài r4a còn có một số trường hợp kẻ trộm lại là chính những người hàng xóm, sống cạnh nhau thấy đồ đạc để hớ hênh nên nảy sinh lòng tham…
Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chính quyền cần có những biện pháp can thiệp cụ thể, quản lý an ninh trật tự một cách sát sao hơn nữa tại các khu vực có sinh viên thuê trọ. Rất mong nhà nhà trường có sự phối hợp với chính quyền, công an để quản lý và thường xuyên theo dõi đời sống học tập và ăn ở của sinh viên nại trú để sinh viên an tâm hơn, ổn định hơn, thuận lợi hơn trong việc học tập và sinh hoạt.
Mất mà không biết kêu ai….
Vừa về đến phòng trọ Dũng và Hoàng giật mình: tại sao cửa phòng lại mở toang, chạy vào trong phòng thì đồ đạc lộn xộn lung tung khắp cả, cái cây máy tính của Hoàng đã không cánh mà bay, chiếc máy ảnh duy nhất để Dũng tác nghiệp nay cũng đã đi theo những tên trộm…
“Là sinh ngành báo chí, đồ nghề quan trọng nhất là chiếc máy ảnh và giàn vi tính phụ trợ giờ đây mất hết phương tiện hành nghề thì biết làm sao với cả đống bài tập còn dang dở”, Dũng tâm sự. Khi đem việc mất đồ nói với chủ nhà thì Dũng Và Hoàng còn bị mắng vì bà chủ bảo chỉ tại cái tội hớ hênh không biết giữ của lại còn than phiền cãi lỗi gì…
Cùng cảnh với Dũng và Hoàng, Tâm là sinh viên năm 3 đại học Lao Động ở cùng xóm trọ. Mấy ngày trước để xe máy ở cửa, khoá càng, khoá cổ cẩn thận mà ngồi ở trong nhà mà chỉ nhoáng một cái là đã mất chiếc xe Ware RS, cả xóm chạy đi tìm hộ, thế rồi cũng biệt vô âm tín… An ninh của xóm trọ đã đến mức báo động, mọi người cùng xóm với Hoàng và Dũng ai cũng hoang mang lo sợ rồi lại đến lượt mình, rồi mọi người ý định đi tìm ra chỗ khác có an ninh tốt hơn, thế nhưng việc tìm được phòng gần trường, giá cả phải chăng, với sinh viên đâu phải chuyện dễ, nhất là đối với Dũng và Hoàng lại đang trong cảnh tiền ăn đã cạn túi…
Nét mặt vẫn còn đầy sợ hãi, cô bé Trang, Sinh viên đại học Kinh Doanh và công nghệ Hà Nội trọ ở phố Vĩnh Hưng chia sẻ: 3h đêm hôm qua biết nhà có trộm đột nhập nhưng phòng có hai chị em gái vì sợ quá nên không dám kêu lên, sợ bọn trộm hung hãn làm liều, đành ngậm ngùi để cho chúng lấy đi chiếc xe đạp - phương tiện để đi tới trường, Cũng may bọn trộm chỉ lấy chiếc xe đạp rồi đi chứ nếu chúng đập phá cửa rồi giở trò sàm sỡ thì còn nguy hiểm hơn bởi không biết kêu ai. Ở xóm trọ này toàn đàn bà con gái, ai cũng nhát gan, phòng nào biết phòng ấy, ở khu này nghiện ngập cũng nhiều, cứ nghĩ đến lúc ấy là lại thót cả tim.
Mất mà không dám nói
Sau mỗi vụ mất trộm, hậu quả nhãn tiền có lẽ là sự ảnh hưởng tới việc học. Sao có thể học tập tốt được khi phải lo lắng, buồn rầu về những đồ dùng mật thiết đã không còn nữa, rồi nỗi lo gánh nặng đè thêm trên đôi vai gầy của cha mẹ ở quê, hơn thế nữa là cảm giác bất an dù đang ở trong chính phòng trọ của mình.
Câu chuyện buồn nhất có lẽ là của Huân, sinh viên năm 2 Trường Đại học dược Hà nội, hoàn cảnh gia đình Huân khó khăn, bố mẹ chắt bóp từng đồng rồi vay lãi suất cao để mua cho cậu chiếc máy tính sách tay với giá rẻ nhất để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu bởi ngành của Huân rất nhiều bài tập cần đến máy tính. Thế rồi chiếc máy tính nhanh chóng đã rời khỏi tay Huân đi theo những tên trộm vô lương tâm, lợi dụng lúc cậu đi học đột nhập vào phòng, chúng còn vơ vét hết tất cả quần áo, giầy dép trong phòng, dường như tay trắng Huân không dám về nhà và cố giấu không cho bố mẹ biết tin vì cậu sợ: “mẹ em bị bệnh tim khi nghe tin này thì chắc là….tội lắm!anh ạ”.
Những sinh viên xa nhà phải ở trọ đa số là có gốc ở nông thôn, đời sống khó khăn, hằng ngày, hằng tháng phải chắt bóp các khoản chi tiêu, nhiều sinh viên lâm vào cảnh cùng quẫn không biết xoay sở ra sao khi tiền đã không có mà đồ đạc lại bị mất cắp.
Khi nói chuyện với tôi, trên gương mặt của Thu cô sinh viên năm 3 khoa tiếng Pháp Trường Ngọai Ngữ vẫn còn ứa nước mắt. Thu tâm sự. “Gia đình nhà em ở quê làm đồng ruộng, bố mẹ lại nuôi hai chị em học đại học nên không đủ tiền em đã bị cắt trợ cấp từ năm học trước, ngày ngày nài giờ học em phải đi bán hàng thuê ở bên khu phố cổ, tháng vừa rồi em vừa lấy tiền lương được hơn một triệu định để đóng tiền phòng trọ và mua sách chuyên ngành, thế nhưng bây giờ bọn trộm đã cuỗm sạch, rồi. Chúng còn lấy cả mấy cái quần bò của em nữa, em không biết phải tính sao bây giờ…”
Mất tiền, đồng nghĩa với việc Thu lại phải càng cố gắng gồng mình lên bươn chải để kiếm tiền chứ không dám nói và xin tiền bố mẹ nữa.
Sinh viên cần phải cảnh giác hơn
Theo các bạn sinh viên, bọn trộm hoạt động cả ngày với vô số thủ đoạn khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm khu trọ và thời gian trong ngày. Ban ngày, chúng thường giả danh là nhân viên bán hàng để đi vào các phòng trọ giới thiệu sản phẩm, sau đó lợi dụng sự sơ hở của các bạn để lấy trộm. Nhiều trường hợp chúng lại rất tự nhiên đến các khu phòng trọ giả bộ hỏi tìm người quen nhưng nếu thấy có sơ hở là chúng xách đồ đi liền. Nài r4a còn có một số trường hợp kẻ trộm lại là chính những người hàng xóm, sống cạnh nhau thấy đồ đạc để hớ hênh nên nảy sinh lòng tham…
Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chính quyền cần có những biện pháp can thiệp cụ thể, quản lý an ninh trật tự một cách sát sao hơn nữa tại các khu vực có sinh viên thuê trọ. Rất mong nhà nhà trường có sự phối hợp với chính quyền, công an để quản lý và thường xuyên theo dõi đời sống học tập và ăn ở của sinh viên nại trú để sinh viên an tâm hơn, ổn định hơn, thuận lợi hơn trong việc học tập và sinh hoạt.
Đinh Bá Đô
Cùng chuyên mục
Bình luận