Sinh viên thử làm kinh tế
(Sóng Trẻ) Nài việc học trên lớp và tham gia các phong trào đoàn trường, các bạn sinh viên hiện nay đang có một trào lưu là tập thử sức với kinh doanh. Với một số vốn nhất định do các nhóm chơi thân cùng nhau đóng góp, các bạn đã có thể sở hữu 1 quán hàng nhỏ thu hút nhiều người, nhưng cũng có khá nhiều khó khăn khi mới bước chân vào con đường kinh doanh kiểu “không chuyên” này.
Bán trà đá trên vỉa hè.
Một hình thức kinh doanh mới lạ của sinh viên vốn ít mà thu lời cực nhanh. Số tiền vốn bỏ ra không nhiều, nếu nhóm đông người tham gia thì mỗi người chỉ vài trăm nghìn là đủ. Đồ dùng đơn giản, chỉ với một vài chiếc ghế nhựa, một chiếc bàn nhỏ đựng các mặt hàng như hạt hướng dương, kẹo cao su, nước trà,… và tìm một địa điểm đông người qua lại để bán hàng. Vậy là các bạn đã mở được một quán bán trà đá… Kinh doanh hàng nước lấy lại vốn rất nhanh vì số tiền bỏ ra để mua hạt hướng dương, nước ngọt,.. ít hơn rất nhiều so với giá bán, hơn nữa lượng người mỗi tối đi uống nước thường rất đông. Khi được hỏi tại sao lại chọn hình thức kinh doanh này, bạn Nguyễn Lan Hương - sinh viên trường ĐH Quốc Gia, chủ quán nước ở cổng trường ĐH Thương Mại nói: “Chúng mình quyết định kinh doanh trà đá vì vốn bỏ ra ít mà thu lời lại nhanh lắm, mà khách hàng của bọn mình chủ yếu là bạn bè thôi, ra ủng hộ nhau bán hàng cho đông khách ấy mà!”.
Quán nước đông khách hàng.
Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn khi mở những quán nước này, vì bán hàng trên vỉa hè nên thường xuyên phải “chạy” công an. Có lẽ vì thế mà người ta hay gọi những quán nước này cái tên “quán hàng di động”, hơn nữa vì là sinh viên tập kinh doanh nên có sự cạnh tranh giữa các hàng quán với nhau. Muốn bán đắt hàng cần có phục vụ chu đáo từ việc mời khách, dắt xe cho đến bưng bê và cũng cần một người bán hàng có duyên nói chuyện nữa.
Làm đồ hand –made.
Công việc này không khó nhưng nó đòi hỏi cần phải có sự khéo tay, có ý tưởng sáng tạo. Những đồ hand-made là những đồ dùng ngộ nghĩnh đáng yêu dùng để tặng làm đồ lưu nhiệm hay chính là những dụng cụ học tập đơn giản được trang trí bắt mắt như: bút chì, thước kẻ, tập vở. Nếu có nhiều ý tưởng độc đáo mới lạ thì sẽ thu hút nhiều các bạn học sinh, sinh viên yêu thích những dụng cụ nhỏ xinh này. Chỉ với những dụng cụ đơn giản như kéo, keo dính, dao gọt, hộp màu,… và đôi tay tỉ mỉ các bạn đã có thể tạo ra một sản phẩm một cách nhanh chóng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt vì đây là đồ tự làm bằng những vật dụng quen thuộc nên giá thành rất sinh viên, vì thế nên được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Bạn Bùi Quang Vũ- sinh viên Trường Đại Học Bách Khoa cho biết: “Làm đồ handmat không hề khó, nếu chú tâm thì mỗi ngày chúng mình làm được khoảng hơn 20 sản phẩm, bọn mình bán hàng rẻ lắm vì chủ yếu là sinh viên tiêu thụ, thỉnh thoảng cũng có nhiều người đến đặt hàng cho khách du lịch”.
Hoa làm bằng tăm quế
Hầu như các sản phẩm hand-made đơn giản đều có giá thành giao động từ 15 cho tới 20 nghìn, các mặt hàng đòi hỏi sự kỳ công hơn sẽ có giá cao hơn.
Bán quần áo qua mạng
Khách hàng không cần phải trực tiếp đến tận nơi xem quần áo, tất cả các mặt hàng sẽ được chụp ảnh lại cho lên các trang mạng xã hội, diễn đàn và điển hình là trang Facebook để mọi người có thể xem các sản phẩm. Những mặt hàng vô cùng đa dạng từ quần áo, giầy dép, đồ phụ kiện. Khi có người đặt hàng thì các bạn mới lấy hàng về mang giao cho khách chính. Vì mang tính tiện lợi cao mà giờ đây hình thức kinh doanh này của các bạn sinh viên đang được đón nhận.
Hình ảnh quần áo cho khách chọn
Nhưng nài những mặt tiện lợi trên thì cũng có khá nhiều rủi ro khi mua bán hàng trên mạng. Có hàng đống những lý do khiến bạn có thể không hài lòng như: chất vải xấu bị phai màu, mặc không vừa,… và còn vô số những rủi ro khác. Khi được hỏi về việc kinh doanh kiểu này có được không, bạn Nguyễn Thị Nhung- sinh viên Trường Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền chia sẻ: “Thật ra kinh doanh kiểu này cũng tốt vì mình bỏ vốn ra là thu lại được ngay, nhưng mà nhiều khi gặp khách hàng khó tính lắm. Có lần mình đã nhắn khách xem hàng kỹ trước khi đặt rồi nhưng mà khi gửi hàng đến khách đòi trả lại vì không ưng ý, rồi có lần còn gửi thiếu tiền nữa”.
Kinh doanh đối với sinh viên nài việc kiếm thêm thu nhập còn giúp cho các bạn có thêm những trải nhiệm mới, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống và thấy quý trọng hơn những đồng tiền do chính mình đổ từng giọt mồ hôi mới kiếm được.
Hồng Nhung
Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận