Sinh viên và những biện pháp chống bão giá

(Sóng trẻ) - Giá cả thị trường ngày một tăng cao làm cho cuộc sống của sinh viên gặp muôn vàn khó khăn. Sinh viên đang phải gồng mình lên để chống chọi với thời kì khủng hoảng này bằng rất nhiều biện pháp tiết kiệm được đưa ra.


Những “giải pháp” cho vấn đề nhà ở

Biện pháp đầu tiên mà sinh viên lựa chọn khi các nhà trọ đồng loạt tăng giá là cố gắng tìm những phòng trọ xa trung tâm thành phố một chút, vì ở đó chi phí thường thấp hơn ở gần trường vài trăm nghìn đồng/tháng. Thay vì tốn vài trăm nghìn cho tiền nhà ở nơi gần trung tâm, sinh viên đầu tư 50 nghìn làm vé xe buýt tháng và làm quen với việc đi học xa trường.

Trước đây, giá phòng rẻ, nhiều bạn sinh viên chỉ ở 2 bạn một phòng cho thoải mái nhưng với tình hình hiện nay, một trong những kế sách được đưa ra là cố gắng “nhồi nhét” nhân khẩu sao cho giảm bớt được tiền nhà cho từng thành viên. Tuy có chật chội đôi chút nhưng tiền nhà cũng đỡ đi một khoản kha khá.

Bạn Đặng Quốc Quân ( Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: “Mình và em trai mình thuê riêng một phòng ở cho tiện. Dù sao anh em ruột cùng một nhà giờ lên đại học ở cùng nhau cũng dễ, hơn nữa bố mẹ ở quê cũng yên tâm vì anh em sống như thế có thể bảo ban nhau học hành. Nhưng giờ giá phòng tăng cao quá, hai anh em không chịu nổi nên đành bảo thêm hai người, một là bạn của mình, một là bạn của em mình đến ở cùng cho đỡ đắt”.

Một số sinh viên khác vì chỉ quen sống với những người bạn thân thiết, người trong gia đình mà không quen sống ghép thêm người lạ nên đành đưa ra phương pháp “đổi nhà” từ to sang bé. Đó cũng là phương pháp được sinh viên lựa chọn để khắc phục tình trạng bão giá xảy ra.

Nguyễn Thị Hằng ( Sinh viên Cao đẳng kinh tế công nghiệp) ngậm ngùi nói: “Ai cũng biết ở phòng trọ rộng rãi, lại khép kín thì thích hơn nhưng giá cao quá nên mình đành phải chuyển sang phòng trọ bé hơn, bất tiện nhiều cái song cũng đành chịu vì mỗi tháng phải chi trả quá nhiều cho tiền nhà thì xót lắm”

Kế hoạch cho những bữa ăn thời bão giá

Bên cạnh việc cố giảm chi phí cho việc thuê nhà trọ, một cách khác mà sinh viên xa nhà nghĩ đến để giảm bớt gánh nặng chi tiêu là “tha lôi” hết những thực phẩm mà nhà trồng được và có thể để lâu lên nơi mình học tập. Ở quê, giá thành thường rẻ hơn, mặt khác do nhà trồng được vừa đảm bảo an toàn vệ sinh, vừa ít tốn kém.

Những bạn sinh viên trọ gần nơi có chợ đầu mối thực phẩm như chợ Dịch Vọng, chợ Phùng Khoang…tiết kiệm bằng cách đi chợ sớm mua thức ăn vì giá cả ở chợ đầu mối rẻ hơn nhiều lần so với những chợ cóc mọc lên gần nhà. Nếu như ngày trước mua thức ăn cho bữa trưa, bữa tối khác nhau thì giờ sinh viên sẽ mua một món nấu ăn cả ngày như thế đỡ tốn kém hơn.

22577a7d8_images562979_1.jpg

Bữa cơm sinh viên thời bão giá  

Thực đơn của những bữa ăn cũng hạn chế bớt phần thịt, cá mà thay vào đó là những món ăn ít tiền hơn như: đậu, trứng...

Bữa ăn sáng gần như trở thành xa xỉ với cuộc sống của sinh viên khi mà ăn một bát cháo cũng phải 10 – 15 nghìn đồng, một chiếc bánh mì pate giá cũng vào khoảng 7 – 10 nghìn. Vì vậy, sinh viên thường tích trữ cả thùng mì tôm cho thực đơn ăn sáng của cả tháng.

Dầu ăn, giấy vệ sinh, mì chính, mắm muối vào đợt giảm giá của siêu thị là sinh viên lùng mua ngay. Nếu yêu cầu mua với số lượng lớn mới được giảm thì nhiều phòng chung lại mua một thể cũng bớt được khá nhiều chi phí.

Tất cả những biện pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi tiêu đều được sinh viên linh động áp dụng. Có lẽ đó cũng là sự cứu cánh cho tình cảh khốn khó của sinh viên trong thời bão giá hiện nay.

                                      Hoài Thu

                                                      Ảnh: sưu tầm 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN