Sông Tô Lịch: Từ cung cấp nước trở thành nơi xả thải

(Sóng trẻ) - Dọc theo đường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội không khó để nhận ra mùi hôi thối vô cùng khó chịu dọc con đường này. Quy hoạch của thành phố đã biến dòng sông Tô Lịch trong xanh khi xưa trở thành “dòng sông thải” bốc mùi, làm mất đi mỹ quan của thủ đô, gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân.

Dòng sông trong quá khứ với nhiều nét đẹp quen thuộc

Trong các tài liệu còn lưu lại, dòng sông Tô Lịch được coi như linh hồn của kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Dòng sông là một nhánh của sông Hồng, mang nguồn nước trong lành chảy qua nhiều làng cổ. Người dân định cư hai bên bờ sông ngày trước buôn bán tấp nập. Nước sông khi ấy dùng để sinh hoạt và cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. 

Sông Tô Lịch đem theo phù sa chảy vào những cánh đồng của người nông dân góp phần tạo nên  những vụ mùa bội thu. Con sông ấy thuở xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng. Sông mang tên một thủ lĩnh được thờ là thành hoàng đất Long Đỗ, gọi là Tô Lịch.

Nhắc lại những kí ức một thời về con sông trước cửa nhà, cụ Nguyễn Thị Nụ - người dân ở đường Kim Giang – Hà Nội không khỏi ngậm ngùi: “Nhìn dòng sông bây giờ tôi lại thấy nhớ ngày xưa, hối ấy hai bên bờ này buôn bán nhiều lắm, không thiếu thứ gì… Ấy vậy mà nhanh quá…”. Câu nói ngắt quãng chìm vào khoảng không gian của quá khứ, hiển hiện vẻ xót xa trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của người phụ nữ lam lũ. 

Từ khi nào sông Tô lịch trở thành nơi xả thải?

Từ đoạn cầu Dậu trên đường Nguyễn Xiển, theo đường Kim Giang xuống cầu Tó thuộc địa phận huyện Thanh Trì – Hà Nội, có thể thấy rõ những cái cống to nhỏ đủ loại, dọc con sông. Hai bên bờ là các nhà san sát nhau, chủ yếu là các cửa hàng nhỏ. Toàn bộ nước thải, kể cả nước thải sinh hoạt, chảy xuống lòng đường, rồi theo cống chảy xuống sông. Thi thoảng có thể bắt gặp những đống rác thải bừa bãi từ các chợ nhỏ hai bờ.

Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cho biết trung bình một đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận trên 100.000 m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, khoảng 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý .Sở cũng thống kê được, hiện có hơn 10 cửa xả lớn thu m nước thải, khoảng 200 cống tròn đường kính 300 – 1800 mm và hàng nghìn cống nhỏ dân sinh đổ ra sông.

6afafb457_ps1.png

Rác thải sinh hoạt nổi lềnh bềnh trên đoạn sông Tô Lịch tại cầu Cống Mọc

Nước sông Tô Lịch vào mùa khô, hàm lượng oxi hòa tan (DO) thấp hơn 2,31 lần so với tiêu chuẩn. Vào mùa mưa, mức độ ô nhiễm có giảm đi song vẫn bị ô nhiễm nặng. Nước sông đen ngòm, có váng, cặn lắng  và có mùi hôi thối khó chịu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sản xuất của người dân.

“Nhà tôi sống ở đây cũng hơn chục năm, mấy năm gần đây nước sông ô nhiễm nên chúng tôi cũng khổ sở lắm. Nhất là vào mùa hè, mùi hôi thối bốc lên khó chịu, nhà tôi cứ phải đóng cửa suốt, chẳng buôn bán gì được. Ai đi qua cũng chỉ muốn đi nhanh thì làm gì còn ai mà mua bán. Chỉ mong chính quyền làm thế nào giảm bớt tình trạng ô nhiễm, để dân chúng tôi không phải bịt mũi chịu đựng nữa”, bà Nguyễn Thị Hồng – người dân sinh sống lâu năm  tại cầu Tó – Thanh Trì cho biết.

Cũng bày tỏ sự không hài lòng, anh Trần Văn Thành – người dân đang sinh sống ở đường Kim Giang chia sẻ: “Tôi cũng mới chuyển về đây sống, khó chịu là điều đương nhiên nhưng cũng phải vậy thôi, mình phải sống chung với nó chứ cũng chưa có cách nào khác cả. Nhà tôi lúc nào cũng phải có vài cái khẩu trang, cứ ra đường là phải đeo vào.” 

Cô Nguyễn Thu Hoài, nhân viên vệ sinh môi trường, phụ trách khu vực cầu Tó – Thanh Trì cho biết: “Ngày nào bọn cô cũng phải đi qua đi lại dọc hai bờ sông dọn dẹp. Hồi trước thì mọi người hay vứt rác xuống sông, cứ tiện tay là vứt, còn bây giờ có tuyên truyền nên dù vẫn còn nhưng đỡ hơn nhiều rồi. Sông ô nhiễm chủ yếu là do người ta xả nhiều nước thải chưa qua xử lý".
 
Được biết, sông Tô Lịch trong quy hoạch của thành phố Hà Nội bây giờ là một con sông thoát nước thải. Đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn tới sự ô nhiễm của sông Tô Lịch như bây giờ. Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất nhỏ  mọc lên ngày càng nhiều, dân cư nội đô đang ngày càng đông đúc tạo sức ép lớn trong vấn đề xử lý chất thải, nước thải. 

Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở Hà Nội, chỉ số BOD, oxi hòa tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép, lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày ; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Và chuyện tương lai…

Những kế hoạch cải tạo sông Tô Lịch đã được đặt ra và thực hiện.  Kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm đã giảm tuy nhiên vẫn còn khá cao, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn. Được biết, trong thời gian từ 2010 – 2015, một trạm thu m nước thải và nhà máy xử lý nước thải quy mô nhỏ (công suất từ 25.000 m3 đến 30.000 m3/ngày) sẽ được xây dựng tại đầu nguồn sông Tô Lịch. 

Các chuyên gia nhận định, xây dựng hệ thống đường cống ngầm là một trong những giải pháp khá hiệu quả cho việc xử lý nước thải. Tuy nhiên từ lý thuyết tới thực tế còn có rất nhiều vấn đề, việc xả thải như thế nào và làm thế nào để giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm vẫn đang đặt ra một bài toán khó cho các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng. Không chỉ gói gọn trong một hai dòng sông, khu phố mà nó còn là cả một vấn đề ô nhiễm giữa lòng thành phố lớn. Nhiệm vụ đi tìm lời giải cần được triển khai nhanh chóng và có sự phối hợp tích cực của các bên liên quan.

Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ những dòng sông xanh cũng chính là bảo vệ nguồn sống của mỗi người. Việc tự ý thức và nâng cao trách nhiệm của con người sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực không ngờ. 

Nguyễn Hà - Báo Ảnh K35


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN