Sư thầy Thích Đàm Thảo: “Nuôi các con vừa là cái duyên, vừa là cái nợ”

(Sóng trẻ) - Chùa Thái Ân nằm bên cánh đồng lúa cuối thôn Bùi Xá, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ngôi chùa nhỏ nép mình dưới bóng cây cổ thụ, chỉ có duy nhất một mình sư thầy Thích Đàm Thảo chăm lo, quản lý. Giữa không gian tĩnh mịch của buổi trưa hè oi ả, những tiếng cười trẻ nhỏ như giòn tan vào trong nắng. Nơi đây, từ lâu đã là chốn nương náu của nhiều đứa trẻ không may bị bố mẹ bỏ rơi lúc vừa cất tiếng khóc chào đời. 


 

Sư thầy Thích Đàm Thảo

PV: Chào thầy, thầy đã về làm sư trụ trì chùa này được bao lâu rồi ạ?

Sư thầy Thích Đàm Thảo: Thầy về chùa cũng được 12 năm rồi, năm thầy về là 2006, năm ý thầy mới 21 tuổi. Trước đây thì chùa đã có mấy đời sư rồi, sau thầy về đây làm trụ trì thì chùa chỉ có mình thầy chăm lo, quản lý.

PV: Những đứa trẻ ở đây đều được chùa nhận nuôi sau khi bị bỏ rơi phải không ạ? Vậy hiện nay chùa đang nhận nuôi bao nhiêu cháu?

Sư thầy Thích Đàm Thảo: Đúng vậy, hiện nay chùa nhận nuôi tất cả 6 cháu, cháu được nhận nuôi đầu tiên là năm 2009, thầy về chùa năm 2006 thì năm 2009, 3 năm sau đã đón nhận con, còn cháu nhỏ nhất ở đây hiện nay mới được 18 tháng. Xã Tam Hưng có 7 chùa tất cả, nài chùa Thái Ân ra còn một chùa nữa cũng đón nhận các cháu. Nhưng ở khá xa đây, tít đằng trên.

PV: Vậy lúc đó, thầy đã quyết định nhận nuôi cháu bé ngay chưa hay còn những dự tính nào khác cho cháu? 

Sư thầy Thích Đàm Thảo: Lúc đón cháu, thầy không hề nghĩ sẽ gửi con vào trại trẻ mồ côi, cũng không có dự định gửi con đi đâu cả, vì người ta biết thầy, tin thầy mới gửi con lại đây, bây giờ mình lại gửi con đi, sau người ta quay lại, các con không còn cơ hội nhận bố mẹ nữa. Lúc thầy về đây mới 21 tuổi, năm 24 tuổi thì có duyên đón cháu đón tiên. Năm 2011 lại có thêm 1 cháu và đến năm 2013 nhận thêm 4 cháu liền. Từ bấy đến nay, thầy đã thu nhận tất cả là 8 cháu, nhưng có 2 cháu đã được bố mẹ đón về, bây giờ không còn giữ liên lạc nữa, nhưng thầy thấy vấn đề đó không nặng nề hay gì cả, vì mình cho đi chứ không đòi hỏi nhận lại, thầy chỉ nghĩ các con được về với bố mẹ, có cuộc sống tốt đẹp hơn, là đúng tâm nguyện mình rồi.

PV: Nhận nuôi nhiều đứa trẻ như vậy, có bao giờ thầy thấy đây là gánh nặng không? 

Sư thầy Thích Đàm Thảo: Có chứ, điều này không nói thì mọi người cũng biết. Trước đây thì có kêu gọi sinh viên tình nguyện về giúp, bây giờ thì quen rồi, mọi người cứ rảnh lúc nào là về, không phải nhờ nữa. Đặc biệt là bây giờ có một bà vãi đến giúp cho thầy, ở với thầy hơn năm rồi, sau về nhà giờ lại quay lại chùa giúp đỡ. Còn chùa không có nguồn viện trợ nào cả, người ta có đến nhất tâm làm việc thiện thì làm thôi. Đã nuôi các con, thầy cũng xác định phải tự vượt qua những khó khăn, vất vả. Nhất là năm 2014 – 2015, chùa Bồ Đề xảy ra vụ bán trẻ, khiến chùa Thái Ân cũng bị ảnh hưởng, ảnh hưởng rất nhiều, người ta không đi làm từ thiện nữa, người ta không còn lòng tin. Vì đấy cũng là nơi chùa, đây cũng là nơi chùa, cùng nuôi các con, người ta cứ thế suy ra, đấy là khoảng thời gian khó khăn nhất của chùa.

 
Ba cháu đang đang được nhận nuôi tại chùa Tịnh Tâm, Tâm Đức và Tâm Phúc (từ trái sang)

PV: Thế có những trường hợp đến chùa xin nhận con nuôi không thưa thầy?

Sư thầy Thích Đàm Thảo: Có chứ, nhiều lắm nhưng thầy đều từ chối, vì thầy mong các con có cơ hội được bố mẹ quay lại đón nhận chứ cho con nuôi người ta biết đâu mà tìm nữa. Bởi vì người ta biết nơi đây rồi, người ta bỏ con lại ở đây thì có ý nhận lại con người ta cũng về đây tìm. Thầy nuôi các con trong niềm hi vọng là các con có ngày được trở về với bố mẹ ruột. Thầy thương thì rất thương, nhưng kiểu gì vẫn có một khoảng cách, không thể như mẹ ruột được, thầy vừa phải làm bố lại vừa phải làm mẹ, vừa nhu lại vừa cương để dạy dỗ các con. 

PV: Có điều gì đặc biệt ở các con khiến thầy luôn trăn trở không ạ?

Sư thầy Thích Đàm Thảo: Các con ở đây có một điều đặc biệt là trong tên đều có một chữ “tâm”, con trai thì đệm là “tâm” tên khác, con gái thì tên là “tâm” đệm khác. Cháu Tuệ Tâm là khiến thầy suy nghĩ nhiều nhất, mỗi khi xem hay đọc những đoạn truyện ngắn về mẹ hay cha con đều khóc, con sống rất nội tâm và tình cảm, thầy cảm nhận được con khao khát có mẹ nên thầy rất mong có ngày con được trở về. Con cứ khóc rấm rứt thôi, khi thầy phát hiện thì không kìm được òa lên nức nở. Mình biết được con khóc vì điều gì thì ôm lấy con, vỗ về để con quên đi chứ không dám nói thêm, vì tình cảm sâu vào con sẽ càng tổn thương hơn. 

Có lần thầy đi học thì gửi các con về nhà bố mẹ thầy. Bên nhà thầy cũng có rất nhiều trẻ con, vì có người thân ở bên mà, nên các cháu kia được chiều hơn, con lớn hơn nên cảm nhận được điều đó thì rất thương với bênh các em, lo các em bị bắt nạt. Lúc về chùa con kể lại cho thầy mà thầy xúc động, không ngờ con còn nhỏ mà tình cảm và biết nghĩ cho các em đến thế.

Thầy ở chùa nuôi các con, gắn bó với các con vừa như cái duyên, vừa như cái nợ. Chắc thầy cũng là nợ các con nên bây giờ mới có cơ hội nuôi nấng, trả nợ xong rồi thì để các con về với bố mẹ. Có nhớ đấy, có buồn đấy nhưng rồi mình thấy vui nhiều hơn, vì các con có bố mẹ, có nơi trốn để trở về.

Cảm ơn thầy vì đã dành thời gian phỏng vấn, chúc thầy và các con luôn bình an, mạnh khỏe!  

Nguyễn Thị Mỹ Huyền – Báo in K35A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN