Sức khỏe tình dục của thanh niên - chia sẻ quyền và trách nhiệm
(Sóng Trẻ) - Ngày Sức khỏe tình dục là ngày hội toàn cầu nhằm tôn vinh sức khỏe tình dục và quyền được có sức khỏe tình dục cho tất cả mọi người.
Hướng tới ngày sức khỏe thế giới năm nay, với chủ đề “Thanh niên cùng chia sẻ quyền và trách nhiệm để có một cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn” Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi Trường trong phát triển (CGFED) cùng Đoàn trường Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã tổ chức cuộc giao lưu vào tối 25/8.
Tham gia sự kiện có các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, những chuyên gia Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục hàng đầu và hàng trăm sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Bà Phạm Kim Ngọc giám đốc điều hành CGFED nhấn mạnh rằng: “Mục đích của ngày sức khỏe tình dục năm 2011 là tăng cường tiếng nói của thanh niên và tạo điều kiện cho tiếng nói ấy được lắng nghe. Đây là cơ hội để thanh niên ở Việt Nam, ở các nước trong khu vực và trên thế giới nói lên quan điểm của mình về những vấn đề như: Sức khỏe tình dục có ý nghĩa gì với các bạn? Quyền và sức khỏe tình dục được thừa nhận và tôn trọng hay không? Trách nhiệm của thanh niên là gì? Thanh niên làm gì để thực hiện quyền của mình?
Giám đốc điều hành CGFED Phạm Kim Ngọc
Đan xen trong chương trình là các tiết mục ca nhạc, hài kịch sôi động và ấn tượng tạo không khí tưng bừng của buổi giao lưu, giúp sinh viên cùng nhau chia sẻ những quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục.
Tiết mục kịch của Sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Sinh viên Báo chí thể hiện tài xử lý tình huống với nhân vật kịch
Không đơn thuần là thông tin, kiến thức mà phải tìm hiểu thông tin kiến thức đó một cách đầy đủ, chuẩn mực và toàn diện. Các bạn trẻ hôm nay cần có một thái độ nhìn nhận về tình dục một cách cởi mở, không kỳ thị và có trách nhiệm.
Quyền tình dục của VTN/TN (vị thành niên, thành niên) – Trích từ Hướng dẫn Quyền trẻ em khu vực Đông Nam Á.
1. Quyền được bình đẳng và không bị phân biệt đối xử ,mọi người không phân biệt giới tính, tôn giáo, xu hướng tình dục…đều có quyền như nhau liên quan đến tình dục.
2. Quyền được thể hiện chính mình, tự do ra quyết định, được an toàn tự do lựa chọn hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình.
3. Quyền có được thông tin chính xác về tình dục, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
4. Quyền từ chối bất kỳ loại đụng chạm nào vào cơ thể khi không muốn.
5. Quyền được ngừng quan hệ tình dục với bạn tình vào bất cứ lúc nào.
6. Quyền được quyết định về vấn đề tình dục của mình và không bị ép buộc quan hệ tình dục.
7. Quyền được bảo vệ bản thân và được bảo vệ trước việc mang thai nài ý muốn, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV.
8. Quyền được chăm sóc sức khỏe với điều kiện bảo mật, có chất lượng và được tôn trọng.
9. Quyền được bảo vệ trước nạn bóc lột, lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp và quấy rối tình dục.
10. Quyền được tham gia vào các chương trình, kế hoặc vì thanh thiếu niên, tham dự các cuộc họp, hội thảo và cách gây ảnh hưởng đến chính phủ bằng biện pháp phù hợp.
11. Quyền không nói về hành vi tình dục của mình trừ khi bản thân chúng ta muốn.
Hướng tới ngày sức khỏe thế giới năm nay, với chủ đề “Thanh niên cùng chia sẻ quyền và trách nhiệm để có một cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn” Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi Trường trong phát triển (CGFED) cùng Đoàn trường Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã tổ chức cuộc giao lưu vào tối 25/8.
Tham gia sự kiện có các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, những chuyên gia Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục hàng đầu và hàng trăm sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sự góp mặt đông đảo của ban giám hiệu, các chuyên gia và sinh viên của Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Bà Phạm Kim Ngọc giám đốc điều hành CGFED nhấn mạnh rằng: “Mục đích của ngày sức khỏe tình dục năm 2011 là tăng cường tiếng nói của thanh niên và tạo điều kiện cho tiếng nói ấy được lắng nghe. Đây là cơ hội để thanh niên ở Việt Nam, ở các nước trong khu vực và trên thế giới nói lên quan điểm của mình về những vấn đề như: Sức khỏe tình dục có ý nghĩa gì với các bạn? Quyền và sức khỏe tình dục được thừa nhận và tôn trọng hay không? Trách nhiệm của thanh niên là gì? Thanh niên làm gì để thực hiện quyền của mình?
Giám đốc điều hành CGFED Phạm Kim Ngọc
Đan xen trong chương trình là các tiết mục ca nhạc, hài kịch sôi động và ấn tượng tạo không khí tưng bừng của buổi giao lưu, giúp sinh viên cùng nhau chia sẻ những quan điểm, ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tình dục.
Tiết mục kịch của Sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Sinh viên Báo chí thể hiện tài xử lý tình huống với nhân vật kịch
Không đơn thuần là thông tin, kiến thức mà phải tìm hiểu thông tin kiến thức đó một cách đầy đủ, chuẩn mực và toàn diện. Các bạn trẻ hôm nay cần có một thái độ nhìn nhận về tình dục một cách cởi mở, không kỳ thị và có trách nhiệm.
Quyền tình dục của VTN/TN (vị thành niên, thành niên) – Trích từ Hướng dẫn Quyền trẻ em khu vực Đông Nam Á.
1. Quyền được bình đẳng và không bị phân biệt đối xử ,mọi người không phân biệt giới tính, tôn giáo, xu hướng tình dục…đều có quyền như nhau liên quan đến tình dục.
2. Quyền được thể hiện chính mình, tự do ra quyết định, được an toàn tự do lựa chọn hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình.
3. Quyền có được thông tin chính xác về tình dục, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
4. Quyền từ chối bất kỳ loại đụng chạm nào vào cơ thể khi không muốn.
5. Quyền được ngừng quan hệ tình dục với bạn tình vào bất cứ lúc nào.
6. Quyền được quyết định về vấn đề tình dục của mình và không bị ép buộc quan hệ tình dục.
7. Quyền được bảo vệ bản thân và được bảo vệ trước việc mang thai nài ý muốn, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV.
8. Quyền được chăm sóc sức khỏe với điều kiện bảo mật, có chất lượng và được tôn trọng.
9. Quyền được bảo vệ trước nạn bóc lột, lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp và quấy rối tình dục.
10. Quyền được tham gia vào các chương trình, kế hoặc vì thanh thiếu niên, tham dự các cuộc họp, hội thảo và cách gây ảnh hưởng đến chính phủ bằng biện pháp phù hợp.
11. Quyền không nói về hành vi tình dục của mình trừ khi bản thân chúng ta muốn.
Nguyễn Thị Lan
Lớp: Báo truyền hình K.29A2
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Lớp: Báo truyền hình K.29A2
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận