Tạo ra thay đổi tích cực từ lời cảm ơ

(Sóng trẻ) – Đề tài nghiên cứu “Tác động của hành vi cảm ơn tới hành vi thay đổi cảnh quan trường học” của hai bạn học sinh lớp 12 Nguyễn Thị Linh và Tạ Thị Hoàng Yến (trường THPT Thuận Thành số 1 – Bắc Ninh) đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong môi trường giáo dục học đường. Với hiệu quả đạt được, dự án góp phần nâng cao hiệu quả quá trình xây “trường học thân thiện học sinh tích cực”.

Cảnh quan trường học đóng vai trò quan trong trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh tại nhà trường. Hiểu được tầm quan trọng của được vấn đề đó, Nguyễn Thị Linh và Tạ Thị Hoàng Yến đã triển khai nghiên cứu đề tài “Tác động của hành vi cảm ơn tới hành vi thay đổi cảnh quan trường học” nhằm xây dựng cảnh quan trường học ngày một hoàn thiện hơn. 

Mục tiêu quan trọng mà dự án hướng tới là thay đổi nhận thức nhằm điều chỉnh hành vi của một bộ phận học sinh có quan điểm sai lệch không coi trọng cảnh quan trường học. Từ đó khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong vấn đề xây dựng cảnh quan trường học. Ví dụ như: học sinh chưa có ý thức bảo vệ của công, đặc biệt là điện, nước…, học sinh có hành vi xả rác ra nài môi trường,...
  
Chia sẻ của tác giả về vai trò của “hành vi cảm ơn” đối với giáo dục học đường

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết tác động của ngôn ngữ tích cực tới hành vi tích cực, nhóm tác giả đã nhận thấy tính khả thi của “hành vi cảm ơn” trong việc điều chỉnh nhận thức của mỗi cá nhân. Đề tài nghiên cứu đi sâu vào khai thác yếu tố tâm lí, tạo ra chuyển biến từ nhận thức đến hành vi trực tiếp dần dần tạo ra thói quen tích cực trong hàng động của mỗi cá nhân.

 
Quá trình thực nghiệm của đề tài nghiên cứu “Tác động của hành vi cảm ơn tới hành vi thay đổi cảnh quan trường học”(Ảnh: NVCC)

Qua điều tra thực tế, trên cơ sở khung lí thuyết xác định, nhóm tác giả đã xây dựng một hệ thống các giải pháp hình thành “hành vi cảm ơn” để tác động tới “hành vi thay đổi cảnh quan trường học”. Hệ thống các giải pháp bao gồm nhóm giải pháp tác động tới tập thể và nhóm giải pháp tác động tới cá nhân. Các giải pháp cụ thể của dự án như: nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục: các hoạt động tuyên truyền tập thể, tổ chức các cuộc thi; nhóm giải pháp tác động tới hành vi: xây dựng các nội quy lớp học, phân công vệ sinh; nhóm giải pháp kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng: sử dụng các biểu mẫu theo dõi, biểu dương các tập thể cá nhân, nhắc nhở các trường hợp vi phạm,... 

 
Hệ thống các khẩu hiểu tuyên truyền mang hàm ý cảm ơn được xây dựng (Ảnh:NVCC)

Điểm đáng chú ý ở dự án là hệ thống các các khẩu hiệu tuyên truyền với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, ý nghĩa thiết thực trong nhà trường. Ví dụ như: “Cảm ơn các bạn đã giữ gìn cảnh quan sư phạm của nhà trường”, “Cảm ơn các thầy, cô giáo đã giữ gìn phòng họp luôn sạch sẽ, gọn gàng”,... Các khẩu hiệu được sáng tác, in trên chất liệu giấy, in màu, có tráng bóng và được dán bằng keo xốp đảm bảo các tờ khẩu hiệu trên không bị mờ, bong và có thể sử dụng trong khoảng thời gian hơn 5 - 7 năm. Vị trí dán các khẩu hiệu phải là những nơi dễ quan sát như khu vực hành lang, cửa ra vào lớp học, khu vệ sinh, trên thùng rác,...
 
Chia sẻ của tác giả về hiệu quả đạt được của dự án trong quá trình thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm của dự án đã thu về nhiều kết quả khả quan. Theo chia sẻ của tác giả dự án thì các thiết bị, đồ đạc trong nhà trường trong các phòng học được sắp xếp, gọn gàng, ngăn lắp hơn; giáo viên và học sinh để xe ngay ngắn, gọn gàng, đúng ô quy định; vệ sinh sân trường, các phòng chức năng sạch sẽ hơn; lượng rác thải bị vứt bừa bãi ra nài thùng rác giảm rõ rệt; thời gian dọn vệ sinh của học sinh trong lớp và các bác lao công giảm rõ rệt; các thiết bị điện, nước trong nhà trường được xử dụng hợp lý, tiết kiệm hơn,…
 
Chia sẻ của tác giả dự án về những định hướng phát triển đề tài nghiên cứu trong tương lai

Mong muốn tạo ra những thay đổi tích cực trong nhận thức cũng như hành vi không chỉ ở ngôi trường của mình, nhóm tác giả còn mong muốn hiệu ứng từ đề tài này được lan rộng, áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó góp phần tạo nên lối sống, suy nghĩ tích cực hơn – hành động tích cực hơn cho cộng đồng.

Đề tài nghiên cứu xuất sắc dành giải Ba tại Cuộc thi Khoa học Kĩ thuật tỉnh Bắc Ninh (Ảnh: NVCC)

Với những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài nghiên cứu “Tác động của hành vi cảm ơn tới hành vi thay đổi cảnh quan trường học” đã đạt giải Ba chung cuộc tại Cuộc thi Khoa học Kĩ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Bắc Ninh năm học 2017 – 2018, giải cao nhất trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Hành vi. 

Đàm Công Bắc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN