Theo chồng lên biên cương lập nghiệp
(Sóng Trẻ) - Để hợp lý hoá gia đình, yên tâm công tác, nhiều đồng chí Đồn Biên phòng IaChía đã đưa vợ con lên vùng biên cương lập nghiệp.
Từ câu chuyện của một y sỹ quân y
Trung úy Lý Nông Tẩu là y sỹ của Đồn Biên phòng IaChía (xã IaChía, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai), có vợ cùng quê Cao Bằng. Năm 2001, anh vào nhận công tác tại Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai. Nhà xa đơn vị gần 2.000km, nỗi nhớ vợ con cứ đau đáu trong anh.
Mỗi năm, anh Tẩu được về phép 1-2 lần nên khi về nhà thì con... lạ bố. Đến khi con thân thiết với bố thì anh lại hết phép. “Ngày trở lại đơn vị, nghe con gái gào khóc "Bố ơi! Bố đừng đi. Bố ở nhà với con", cả mình và vợ đều không kìm nổi nước mắt...” – Anh tâm sự.
“An cư mới lạc nghiệp”. Được cấp trên và đồng đội động viên, khuyến khích, năm 2009, y sỹ Tẩu quyết định chuyển "hậu phương" vào Gia Lai lập nghiệp. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã tạo điều kiện cho vợ chồng anh mượn một gian nhà tập thể ở thành phố Pleicu.
Mặc dù từ đây đến đơn vị gần 100km, song anh vẫn có điều kiện quan tâm chăm lo cho gia đình nhiều hơn, mỗi tháng về nhà 1-2 lần. Cuộc sống gia đình dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả (vợ anh chưa có việc làm, vừa sinh cháu thứ hai, nhưng từ ngày vào đây, vợ con anh đều vui hơn.
Gương mặt sạm đen vì sương gió biên thùy của anh đã bớt nhiều nếp nhăn, thực sự coi "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".
Đến “phong trào” theo chồng lên biên giới
Y sỹ Tẩu chỉ là một trong nhiều trường hợp ở Bộ Chỉ huy Biên phòng Gia Lai đưa gia đình lên vùng biên cương lập nghiệp.
Thiếu tá Nguyễn Danh Bá – Đội phó Kiểm soát hành chính, Đồn Biên phòng IaChía đưa cả gia đình từ Nghệ An lên "Phố Núi". Hiện vợ chồng anh đã cất được ngôi nhà ba gian và một quầy tạp hóa nhỏ để vợ bán hàng tạo thêm thu nhập. Có “hậu phương sát cánh”, anh Bá càng yên tâm công tác, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Phan Kỳ Anh, nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng IaChía cũng đưa cả gia đình từ Nghệ An lên gần đơn vị. Với đức tính chắt chiu, chịu khó của người xứ Nghệ, vợ chồng anh đã có một vườn mì và cao su ở huyện biên giới ChưPrông (Gia Lai).
Việc hợp thức hóa, đưa gia đình lên biên cương lập nghiệp rõ ràng đã giúp nhiều đồng chí cán bộ biên phòng yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Việc chuyển cả “hậu phương” lên gần đơn vị không hề đơn giản, bởi liên quan đến rất nhiều vấn đề... Nhưng khó khăn nhất vẫn là vấn đề nhà ở, bởi gia đình bộ đội với đồng lương ít ỏi không dễ gì mua được đất, làm nhà.
Trước thực tế đó, những năm qua, Bộ Chỉ huy Biên phòng Gia Lai đã chủ động tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các huyện biên giới tạo quỹ đất cấp phát hoặc sang nhượng với giá rẻ cho những quân nhân công tác lâu năm trên biên giới, quân nhân thuộc diện chính sách; tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng hỗ trợ kinh phí để xây nhà chung cư cho những hộ quân nhân chưa đủ khả năng mua đất xây nhà ở với giá ưu đãi.
Đến nay, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã tiến hành được một số đợt phân cấp đất cho cán bộ, nhân viên, song vẫn còn một số lượng lớn chưa được cấp do quỹ đất có hạn. Nhiều quân nhân chuyển gia đình lên gần đơn vị như đồng chí Tẩu vẫn đang trông chờ vào những đợt phân cấp, hỗ trợ nhà, đất tiếp theo.
Từ câu chuyện của một y sỹ quân y
Trung úy Lý Nông Tẩu là y sỹ của Đồn Biên phòng IaChía (xã IaChía, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai), có vợ cùng quê Cao Bằng. Năm 2001, anh vào nhận công tác tại Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai. Nhà xa đơn vị gần 2.000km, nỗi nhớ vợ con cứ đau đáu trong anh.
Mỗi năm, anh Tẩu được về phép 1-2 lần nên khi về nhà thì con... lạ bố. Đến khi con thân thiết với bố thì anh lại hết phép. “Ngày trở lại đơn vị, nghe con gái gào khóc "Bố ơi! Bố đừng đi. Bố ở nhà với con", cả mình và vợ đều không kìm nổi nước mắt...” – Anh tâm sự.
“An cư mới lạc nghiệp”. Được cấp trên và đồng đội động viên, khuyến khích, năm 2009, y sỹ Tẩu quyết định chuyển "hậu phương" vào Gia Lai lập nghiệp. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã tạo điều kiện cho vợ chồng anh mượn một gian nhà tập thể ở thành phố Pleicu.
Mặc dù từ đây đến đơn vị gần 100km, song anh vẫn có điều kiện quan tâm chăm lo cho gia đình nhiều hơn, mỗi tháng về nhà 1-2 lần. Cuộc sống gia đình dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả (vợ anh chưa có việc làm, vừa sinh cháu thứ hai, nhưng từ ngày vào đây, vợ con anh đều vui hơn.
Gương mặt sạm đen vì sương gió biên thùy của anh đã bớt nhiều nếp nhăn, thực sự coi "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt".
Đến “phong trào” theo chồng lên biên giới
Y sỹ Tẩu chỉ là một trong nhiều trường hợp ở Bộ Chỉ huy Biên phòng Gia Lai đưa gia đình lên vùng biên cương lập nghiệp.
Thiếu tá Nguyễn Danh Bá – Đội phó Kiểm soát hành chính, Đồn Biên phòng IaChía đưa cả gia đình từ Nghệ An lên "Phố Núi". Hiện vợ chồng anh đã cất được ngôi nhà ba gian và một quầy tạp hóa nhỏ để vợ bán hàng tạo thêm thu nhập. Có “hậu phương sát cánh”, anh Bá càng yên tâm công tác, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Phan Kỳ Anh, nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng IaChía cũng đưa cả gia đình từ Nghệ An lên gần đơn vị. Với đức tính chắt chiu, chịu khó của người xứ Nghệ, vợ chồng anh đã có một vườn mì và cao su ở huyện biên giới ChưPrông (Gia Lai).
Việc hợp thức hóa, đưa gia đình lên biên cương lập nghiệp rõ ràng đã giúp nhiều đồng chí cán bộ biên phòng yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Việc chuyển cả “hậu phương” lên gần đơn vị không hề đơn giản, bởi liên quan đến rất nhiều vấn đề... Nhưng khó khăn nhất vẫn là vấn đề nhà ở, bởi gia đình bộ đội với đồng lương ít ỏi không dễ gì mua được đất, làm nhà.
Trước thực tế đó, những năm qua, Bộ Chỉ huy Biên phòng Gia Lai đã chủ động tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các huyện biên giới tạo quỹ đất cấp phát hoặc sang nhượng với giá rẻ cho những quân nhân công tác lâu năm trên biên giới, quân nhân thuộc diện chính sách; tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng hỗ trợ kinh phí để xây nhà chung cư cho những hộ quân nhân chưa đủ khả năng mua đất xây nhà ở với giá ưu đãi.
Đến nay, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã tiến hành được một số đợt phân cấp đất cho cán bộ, nhân viên, song vẫn còn một số lượng lớn chưa được cấp do quỹ đất có hạn. Nhiều quân nhân chuyển gia đình lên gần đơn vị như đồng chí Tẩu vẫn đang trông chờ vào những đợt phân cấp, hỗ trợ nhà, đất tiếp theo.
Bùi Hồng Mạnh
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận