Còn đâu cái lợi của thực phẩm chức năng?
(Sóng Trẻ) - Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) đã bùng nổ khoảng 5 năm trở lại đây khi thâm nhập vào Việt Nam với số lượng ngày càng lớn, nhưng ngay sau đó đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi” bởi hàng loạt những vi phạm. Từ việc quảng cáo trên truyền thông không đúng sự thật cho tới việc đưa TPCN tràn lan vào đơn thuốc khiến cho cái lợi của nó ngày càng mất đi.
Thực phẩm chức năng – phương thuốc chữa bệnh?
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm truyền thống ( Food) và thuốc (Drug). Nó thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc (Food – Drug). Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E…), chất xơ và một số thành phần khác.
Thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích (nguồn internet)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản. Thực phẩm chức năng là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên không gây hại cho sức khỏe con người.
Bác sĩ Hạnh Dung, Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm cho biết: “Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ là một loại thực phẩm hỗ trợ cơ thể con người trong quá trình trị liệu, việc sử dụng thực phẩm chức năng hay không hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị của bệnh nhân”.
Không hiệu quả nhưng vẫn “phủ sóng rộng rãi”
Những ngày gần đây, báo chí phản ánh rất nủhiều về tình trạng bác sỹ kê đơn thuốc dài dằng dặc cho bệnh nhân, trong đó thuốc chữa bệnh thì ít mà thực phẩm chức năng lại nhiều.
Đơn thuốc chứa dày đặc các thực phẩm chức năng
Khi người bệnh đến bệnh viện, họ đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ bởi quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”. Nhưng ngày nay, khi thuốc tràn lan, bác sỹ lại kê đơn cho người bệnh “uống no thuốc” như vậy thì liệu thuốc có phát huy đúng tác dụng của nó?
Mặc dù đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi” nhưng không vì thế mà thực phẩm chức năng trở nên lép vế so với thuốc điều trị chính thống. Không chỉ “góp mặt” đông đảo trong đơn thuốc thường nhật mà còn được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc quảng cáo trên truyền hình, nhiều sản phẩm đăng quảng cáo không đúng sự thật khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là một sản phẩm có thể chữa được bách bệnh, là thần dược. Chỉ với cụm từ “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” mà các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo tràn lan, thậm chí trên cả khung giờ vàng của Đài Truyền hình Trung ương và địa phương.
Lời kết: Vẫn biết thuốc là sản phẩm chữa bệnh cho con người, nhưng nếu sử dụng sai sẽ gây hậu quả khôn lường đối với người sử dụng. Ở nước ta hiện nay, thông tin trên báo chí, truyền hình được người dân đón nhận và đặt niềm tin gần như tuyệt đối. Tuy nhiên với tình trạng quảng cáo tràn lan những sản phẩm thuốc như trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với người sử dụng. Liệu họ có “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hay tin vào những lời quảng cáo hàng ngày vẫn “đập” vào mắt trên các phương tiện thông tin đại chúng?
Tạ Trang, Hà Anh, Nguyễn Phương, Hồng Thúy
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Thực phẩm chức năng – phương thuốc chữa bệnh?
Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm truyền thống ( Food) và thuốc (Drug). Nó thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc (Food – Drug). Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E…), chất xơ và một số thành phần khác.
Thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích (nguồn internet)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản. Thực phẩm chức năng là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên không gây hại cho sức khỏe con người.
Bác sĩ Hạnh Dung, Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm cho biết: “Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ là một loại thực phẩm hỗ trợ cơ thể con người trong quá trình trị liệu, việc sử dụng thực phẩm chức năng hay không hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị của bệnh nhân”.
Không hiệu quả nhưng vẫn “phủ sóng rộng rãi”
Những ngày gần đây, báo chí phản ánh rất nủhiều về tình trạng bác sỹ kê đơn thuốc dài dằng dặc cho bệnh nhân, trong đó thuốc chữa bệnh thì ít mà thực phẩm chức năng lại nhiều.
Đơn thuốc chứa dày đặc các thực phẩm chức năng
Khi người bệnh đến bệnh viện, họ đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ bởi quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”. Nhưng ngày nay, khi thuốc tràn lan, bác sỹ lại kê đơn cho người bệnh “uống no thuốc” như vậy thì liệu thuốc có phát huy đúng tác dụng của nó?
Mặc dù đã bị cơ quan chức năng “tuýt còi” nhưng không vì thế mà thực phẩm chức năng trở nên lép vế so với thuốc điều trị chính thống. Không chỉ “góp mặt” đông đảo trong đơn thuốc thường nhật mà còn được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc quảng cáo trên truyền hình, nhiều sản phẩm đăng quảng cáo không đúng sự thật khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là một sản phẩm có thể chữa được bách bệnh, là thần dược. Chỉ với cụm từ “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” mà các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo tràn lan, thậm chí trên cả khung giờ vàng của Đài Truyền hình Trung ương và địa phương.
Lời kết: Vẫn biết thuốc là sản phẩm chữa bệnh cho con người, nhưng nếu sử dụng sai sẽ gây hậu quả khôn lường đối với người sử dụng. Ở nước ta hiện nay, thông tin trên báo chí, truyền hình được người dân đón nhận và đặt niềm tin gần như tuyệt đối. Tuy nhiên với tình trạng quảng cáo tràn lan những sản phẩm thuốc như trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với người sử dụng. Liệu họ có “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hay tin vào những lời quảng cáo hàng ngày vẫn “đập” vào mắt trên các phương tiện thông tin đại chúng?
Tạ Trang, Hà Anh, Nguyễn Phương, Hồng Thúy
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận