Thí sinh nói gì về đề thi tổ hợp Khoa học xã hội?

(Sóng trẻ) – Sau khi kết thúc thời gian làm bài tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH), phần đông thí sinh đánh giá đề bám sát chương trình học, đề môn Sử khá khó, riêng môn Giáo dục công dân(GDCD) nhiều câu gần với thực tiễn.

Ghi nhận tại điểm thi THCS Cầu Giấy, hầu hết các thí sinh cho rằng đề Sử khó nhất vì kiến thức rộng, nhiều sự kiện, mốc thời gian, môn Địa khá nhẹ nhàng vì sử dụng Atlat có thể làm được, môn GDCD khá nhiều câu hỏi gắn với thực tiễn.

f07251d6d_anh_1.jpg

 Các thí sinh tại điểm thi THCS Nghĩa Tân hoàn thành bài thi tổ hợp KHXH 

Thí sinh Hoàng Hải Yến (THPT Nguyễn Tất Thành) trông khá thoải mái sau khi kết thúc bài thi, em cho biết: “Theo em thấy các môn đều nằm trong chương trình học và đề có sự phân loại học sinh nên cần phải suy nghĩ nhiều. Môn Sử luôn khó nhất vì chỉ khi có đam mê thực sự mới học được môn này. Đề Sử bám sát về lịch sử Việt Nam từ năm 1991 – 2000 và chiếm khoảng 60%, các  vấn đề về quan hệ quốc tế, kiến thức lớp 10, 11 khá là ít. Còn môn GDCD khá dễ với cấu trúc lý thuyết trước thực tiễn sau”.

f07251d6d_anh_2.jpg

Thí sinh Hoàng Hải Yến chia sẻ về đề thi tổ hợp KHXH

Cùng quan điểm với Hoàng Hải Yến, thí sinh Nguyễn Linh Giang (THPT Lý Thái Tổ) cho rằng: “Đề thi tổ hợp KHXH bám sát chương trình học và thực tiễn, em tự tin đạt 8 – 9 điểm với GDCD. Các câu hỏi ở môn Lịch sử liên quan đến nhiều mốc thời gian, và phần lịch sử thế giới em thấy khá khó vì em tập trung ôn vào lịch sử Việt Nam. Khoảng 20 câu cuối mang tính phân loại và em tự tin đạt điểm trung bình với môn sử. Môn Địa dễ ăn điểm vì chỉ cần nhìn Atlat là có thể làm được”.

f07251d6d_anh_3.jpg

 Thí sinh Nguyễn Linh Giang tự tin sau khi hoàn thành bài thi

Trần Minh Hà, THPT Kim Liên, Hà Nội cho biết, do không sử dụng các môn thi trong tổ hợp để xét tuyển đại học, nên em không dành quá nhiều thời gian ôn luyện 3 môn thi hôm nay, chỉ 15 phút mỗi ngày. Với Sử, Minh Hà cho rằng khó hơn đề minh họa, làm xong em tự chấm được khoảng 5. Nhờ sự “giúp đỡ” của Atlat, “Địa lý khá hơn, chắc em được 6-7 điểm, trong đó số câu dùng Atlat chiếm khoảng 2 điểm”, Hà chia sẻ. Cùng nhận định với phần đông thí sinh, Hà chỉ mất 50% thời gian thi để hoàn thành bài GDCD, tự tin cầm chắc 8 điểm.

“Đảm bảo tốt nghiệp”, Phương Khanh, THPT Kim Liên thở phào nhẹ nhõm. “Cũng như các thí sinh khác, em khá e ngại môn Sử, nhưng vẫn lựa chọn tổ hợp KHXH vì tổ hợp này có thể gỡ điểm bằng môn GDCD”, Khanh nhận định. “Bài thi Địa có 2-3 câu cho sẵn biểu đồ, 7-8 câu sử dụng được Atlat”, Khanh cho biết thêm.

f07251d6d_anh_4.jpg

Các thí sinh cảm thấy thoải mái khi thi xong

Đề thi tổ hợp KHXH gồm 3 môn: Lịch sử, Địa lý, GDCD, mỗi môn có 40 câu với thời gian làm bài 50 phút. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia 2019 có nhiều thí sinh chọn tổ hợp KHXH để xét tốt nghiệp và đại học, chiếm tỷ lệ 53% tổng số thí sinh. 

Dương Lan - Việt Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN