Hậu COP 22: Việt Nam tuyên bố thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký tại Paris

Ngày 8/12/2016 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Sau COP22 – Hội nghị tại Marrakech: Kết quả, kế hoạch tiếp theo và tác động đến Việt Nam. Đây là hội thảo nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Việt Nam trên lộ trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo dự báo, Việt Nam có thể là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng này. 

Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu được thông qua tại Hội nghị khí hậu (COP21) ở Paris năm 2015 đã có hiệu lực. Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào để thực hiện những cam kết của Hiệp định Paris, như giữ mức tăng nhiệt độ không vượt quá 1,5-20C vẫn còn rất thách thức. COP22 năm nay được kì vọng là “Hội nghị của hành động” nhằm mục tiêu thúc đẩy triển khai các cam kết và hành động cụ thể để giữ mức nóng lên toàn cầu nằm trong giới hạn an toàn. Bên cạnh các quyết định mang tính chính trị, COP22 tại Marakech đã chứng kiến những thảo luận mang tính kĩ thuật về tài chính khí hậu, xây dựng năng lực, cũng như làm thế nào để đẩy mạnh  hoạt động giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

ed4a9f4e2_31139382880_8c88ca2486_z.jpg

Một chủ đề nổi bật nữa là Tổn thất và Thiệt hại (L&D) đã đề cập đến những thiệt hại không thể tránh khỏi do biến đổi khí hậu gây ra và không thể ngăn ngừa như nước biển dâng hay những cơn bão lớn mặc dù đã thực hiện các hành động thích ứng. Việt Nam với hơn 3.000 km bờ biển và  tính dễ bị tổn thương cao trước tác động của biến đổi khí hậu, Tổn thất và Thiệt hại là một chủ đề đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. 

Từ các kết quả chính của COP22 và các vấn đề chưa được bàn giải pháp, Nhóm công tác về Biến đổi Khí hậu (CCWG) thuộc Trung tâm Dữ liệu các Tổ chức Phi chính phủ và Oxfam tại Việt Nam - tổ chức quyền chủ tịch CCWG với sự hỗ trợ từ Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế “Sau COP22 – Hội nghị tại Marrakech: Kết quả, kế hoạch tiếp theo và tác động đến Việt Nam” vào ngày 8/12/2016 tại Hà Nội. Hội thảo quy tụ hơn 150 đại biểu từ các tổ chức phí chính phủ quốc tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các cơ quan truyền thông và công chúng quan tâm. Hội thảo đã xác định kết quả và các bước tiếp theo để thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến Thỏa thuận Paris, xây dựng kế hoạch Đóng góp do Quốc gia Tự quyết định (NDC), xây dựng Kế hoạch Thích ứng cũng như các cơ hội hướng đến triển khai một cách toàn diện của những chiến lược đó. 

ed4a9f4e2_30669578454_61458b095d_z.jpg

Bà Jenty Kirsch Wood, Chuyên gia Kỹ thuật Cao cấp về Quản lý Rủi ro Thiên tai và Biến đổi Khí hậu, UNDP 
 trình bày: Các vấn đề liên quan đến Việt Nam từ COP22 và con đường phía trước

Tại hội thảo, nhóm CCWG công bố hai tài liệu nêu quan điểm về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tập trung vào nhu cầu ưu tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương tại Việt Nam, như các hộ nông dân nhỏ, phụ nữ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người khuyết tật. Các tài liệu nhấn mạnh vào các bước, các thực hành tốt đã được thử nghiệm và một cách tiếp cận toàn diện cũng như cách thức giúp Việt Nam có thể đạt được thích ứng biến đổi khí hậu một cách hiệu quả và công bằng trong cả hai lĩnh vực thích ứng và giảm nhẹ. 

Phát biểu về hội thảo, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, đồng thời là Phó trưởng ban Thường trực Ban công tác Đàm phán của Việt Nam về Biến đổi Khí hậu phát biểu: “Hội thảo này là cơ hội tốt để các đại biểu từ các cơ quan chính phủ, các cơ quan quốc tế, nhóm Nhóm công tác về BĐKH của các tổ chức xã hội dân sự cùng cập nhật, chia sẻ những nội dung chính được thảo luận tại COP22, nỗ lực ứng phó với BĐKH của Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2030 và  làm thế nào để hài hòa giữa nhu cầu và ưu tiên của quốc gia với yêu cầu quốc tế”. 


ed4a9f4e2_30701349783_f2997a8cc4_z.jpg

Ông Phạm Văn Tấn, Phó trưởng ban Thường trực Ban công tác Đàm phán của Việt Nam 
về Biến đổi Khí hậu trình bày về Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris

Về quan điểm, Việc thực hiện TT Paris phải phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể của VN và mức độ hỗ trợ quốc tế. Tuân theo quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước; kế thừa các hoạt động ứng phó với BĐKH và TTX đã và đang được triển khai; tận dụng cơ hội do TT Paris mang lại. Thích ứng với biến đổi khí hậu là trọng tâm với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách nhà nước, bao gồm cả hỗ trợ quốc tế. Giảm nhẹ phát thải KNK là quan trọng với nguồn lực chủ yếu từ doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội với vai trò xúc tác của nguồn lực nhà nước

41bef2df4_31472593846_3676dc954e_z.jpg


Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris được ban hành theo Quyết định số 2053/ QĐ- Ttg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, giai đoạn 1 ( 2016 -2020) , tiếp tục thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu đã phê duyệt và chuẩn bị về thể chế chính sách và nguồn lực để đến năm 2020, sẵn sàng thực hiện những nghĩa vụ do Thỏa thuận Paris quy định. Giai đoạn 2 ( 2021 -2030), tập trung thực hiện các nhiệm vụ của Thỏa thuận Paris.

Sau buổi hội thảo, Bà Sonja Schirmbeck, Phó Giám Đốc FES tại Việt Nam,  phát biểu: “FES tự hào đã đóng góp vào thành công trong vận động chính sách của CCWG. Chúng tôi bắt đầu hợp tác với CCWG hai năm trước, khi mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam chưa quen việc cùng nhau xây dựng các bản trình bày quan điểm chung, và thảo luận những vấn đề này với đại diện của Chính phủ Việt Nam trong các sự kiện mở. Đến nay, những hội thảo như vậy đã trở thành các sự kiện thường xuyên. Chúng tôi vui mừng khi  thấy số lượng những thảo luận và trao đổi giữa CCWG và đại diện của các bộ chủ chốt - tại Việt Nam và trong  quá trình đàm phán quốc tế tại COP được tăng lên”.

Đình Trường 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN