Thượng đế “đổi vai”
(Sóng trẻ)- Cảnh chen nhau trên các tuyến xe khách tỉnh đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ đã không còn xa lạ với hành khách. Đó cũng là thực trạng đáng buồn trên nhiều tuyến xe liên tỉnh.
Hạnh phúc được ngồi ghế nhựa
Vào các ngày nghỉ lễ như 30/4, nghỉ hè hay Tết là lúc các nhà xe được dịp tung hoành. Coi “luật bằng vung”, coi hành khách không khác các món hàng hóa là tâm lý chung của nhà xe.
Cận cảnh chuyến xe khách Quảng Ninh - Hà Nội: 70- 80 hành khách chen nhau trên chiếc xe 45 chỗ. Xe nào cũng chuẩn bị sẵn một chồng ghế nhựa chỉ lôi ra dùng. Những hành khách trả tiền cho cho ghế mềm để ngả lưng được cũng phải ngậm ngùi ngồi ghế nhựa! Đen đủi hơn cả là những hành khách phải chịu cảnh đứng hàng tiếng Đã quá quen với tình trạng này, anh Hùng- khách quen của một nhà xe Hà Nội - Quảng Ninh không khỏi ngán ngẩm: “Được ngồi ghế nhựa là còn hạnh phúc chán. Chút nữa còn không có ghế mà ngồi nữa ấy chứ!”.
30/4 năm nay, nhiều người lo sợ hết chỗ nên đã chọn về trước mấy ngày. Tuy nhiên với lượng khách tăng đột biến, ngay từ những ngày 28 - 29 đã diễn ra tình trạng nhồi nhét hành khách trên các tuyến xe tỉnh.
Tệ nhất là những ngày này, nhà xe sẵn sàng “chảnh”, sẵn sàng lên giọng với khách nếu ai đó “lỡ” phàn nàn trước sự chật chội hoặc giá xe tăng vô lý.
Xe khách chạy tuyến Kalong (Móng Cái) – Hà Nội là một trong những chuyến xe có chất lượng phục vụ kém nhất và “chặt chém” hành khách. “Bình thường giá vé đi Quảng Ninh chỉ mất 75000 nhưng tôi đã phải bỏ ra 150 ngàn đồng để có được một chỗ chen chân trên xe!” Nguyễn Thanh Bình- sinh viên năm nhất Trung cấp cảnh sát - Sóc Sơn - Hà Nội ngậm ngùi tâm sự.
“Thượng đế” đổi vai
Ngày bình thường, khách hàng là thượng đế. Nhưng vào những ngày cao điểm, vai trò “thượng đế” này hoàn toàn bị đảo lộn.
Một phụ xe trước đó thì rối rít hứa hẹn đủ điều để mời khách lên xe. Nhưng ngay khi hành khách có ý kiến vì việc thu tiền với giá “trên trời”, phụ xe này đã không thương tiếc “tạt” vào mặt hành khách đó những ngôn từ phản cảm.
“Được ngồi ghế nhựa vẫn còn là một niềm hạnh phúc”
Trước thái độ khiếm nhã của nhà xe, hầu như không một hành khách nào dám lên tiếng. Bởi chẳng ai muốn phải xuống bắt xe lần hai, chẳng ai muốn “rầy rà”, tự chuốc lấy những tai bay vạ gió…
Để yên tâm, nhiều hành khách đi tuyến Hà Nội - Quảng Ninh lựa chọn những hãng xe uy tín Đức Phúc, Phúc Xuyên, Kumho Việt Thanh hay Hoàng Long. Song không ít hãng xe vì lợi nhuận đã làm mất dần đi uy tín và sự kì vọng của khách hàng.
Ngày 28/4/2010, chuyến xe Đức Phúc số 36 “nhét” hơn 70 người vào trong chiếc xe được thiết kế cho 45 người. Trước đó một cụ già vì đợi lâu đã nói một câu tỏ ý nhà xe lừa hành khách thì đã nhận được những lời không hay ho từ anh lái xe đáng tuổi con, cháu mình.
Những hình ảnh không đẹp đó khá phổ biến trên những tuyến xe tỉnh nhất là vào các ngày nhu cầu về quê, đi lại tăng cao. Nhà xe thì vừa luôn miệng mong các “thượng đế” thông cảm, vừa tranh thủ bắt khách, nhồi nhét hàng hóa. Chỉ có hành khách vẫn là những người thiệt thòi nhất khi phải mệt mỏi chen chúc trên cả chuyến đi dài.
Hạnh phúc được ngồi ghế nhựa
Vào các ngày nghỉ lễ như 30/4, nghỉ hè hay Tết là lúc các nhà xe được dịp tung hoành. Coi “luật bằng vung”, coi hành khách không khác các món hàng hóa là tâm lý chung của nhà xe.
Cận cảnh chuyến xe khách Quảng Ninh - Hà Nội: 70- 80 hành khách chen nhau trên chiếc xe 45 chỗ. Xe nào cũng chuẩn bị sẵn một chồng ghế nhựa chỉ lôi ra dùng. Những hành khách trả tiền cho cho ghế mềm để ngả lưng được cũng phải ngậm ngùi ngồi ghế nhựa! Đen đủi hơn cả là những hành khách phải chịu cảnh đứng hàng tiếng Đã quá quen với tình trạng này, anh Hùng- khách quen của một nhà xe Hà Nội - Quảng Ninh không khỏi ngán ngẩm: “Được ngồi ghế nhựa là còn hạnh phúc chán. Chút nữa còn không có ghế mà ngồi nữa ấy chứ!”.
Tệ nhất là những ngày này, nhà xe sẵn sàng “chảnh”, sẵn sàng lên giọng với khách nếu ai đó “lỡ” phàn nàn trước sự chật chội hoặc giá xe tăng vô lý.
Xe khách chạy tuyến Kalong (Móng Cái) – Hà Nội là một trong những chuyến xe có chất lượng phục vụ kém nhất và “chặt chém” hành khách. “Bình thường giá vé đi Quảng Ninh chỉ mất 75000 nhưng tôi đã phải bỏ ra 150 ngàn đồng để có được một chỗ chen chân trên xe!” Nguyễn Thanh Bình- sinh viên năm nhất Trung cấp cảnh sát - Sóc Sơn - Hà Nội ngậm ngùi tâm sự.
“Thượng đế” đổi vai
Ngày bình thường, khách hàng là thượng đế. Nhưng vào những ngày cao điểm, vai trò “thượng đế” này hoàn toàn bị đảo lộn.
Một phụ xe trước đó thì rối rít hứa hẹn đủ điều để mời khách lên xe. Nhưng ngay khi hành khách có ý kiến vì việc thu tiền với giá “trên trời”, phụ xe này đã không thương tiếc “tạt” vào mặt hành khách đó những ngôn từ phản cảm.
“Được ngồi ghế nhựa vẫn còn là một niềm hạnh phúc”
Trước thái độ khiếm nhã của nhà xe, hầu như không một hành khách nào dám lên tiếng. Bởi chẳng ai muốn phải xuống bắt xe lần hai, chẳng ai muốn “rầy rà”, tự chuốc lấy những tai bay vạ gió…
Để yên tâm, nhiều hành khách đi tuyến Hà Nội - Quảng Ninh lựa chọn những hãng xe uy tín Đức Phúc, Phúc Xuyên, Kumho Việt Thanh hay Hoàng Long. Song không ít hãng xe vì lợi nhuận đã làm mất dần đi uy tín và sự kì vọng của khách hàng.
Ngày 28/4/2010, chuyến xe Đức Phúc số 36 “nhét” hơn 70 người vào trong chiếc xe được thiết kế cho 45 người. Trước đó một cụ già vì đợi lâu đã nói một câu tỏ ý nhà xe lừa hành khách thì đã nhận được những lời không hay ho từ anh lái xe đáng tuổi con, cháu mình.
Những hình ảnh không đẹp đó khá phổ biến trên những tuyến xe tỉnh nhất là vào các ngày nhu cầu về quê, đi lại tăng cao. Nhà xe thì vừa luôn miệng mong các “thượng đế” thông cảm, vừa tranh thủ bắt khách, nhồi nhét hàng hóa. Chỉ có hành khách vẫn là những người thiệt thòi nhất khi phải mệt mỏi chen chúc trên cả chuyến đi dài.
Vũ Thu Hương
Báo mạng K27
Báo mạng K27
Cùng chuyên mục
Bình luận