Tiền - Bạn biết gì về nó?

(Sóng trẻ) - Năm 2008,thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, xuất phát từ sự sụp đổ thị trường nhà ở giá rẻ tại Mỹ. Sẽ không có gì đáng nói nếu đây là hệ lụy phát sinh từ việc ''rơi tự do'' của thị trường nếu như chúng ta biết được. 

Những cuộc khủng hoảng như vậy diễn ra có tính chu kì và là một trò phù phép của các nhà tài phiệt phố Wall. Đáng sợ hơn, thứ được cho là có giá trị nhất trên đời và có sức chi phối toàn năng lại được sinh ra từ một loạt những âm mưu, lừa bịp và dối trá. Đó chính là.... đồng tiền.

Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ về cơ bản gồm hai loại,tiền vay mượn và không vay mượn. Tiền vay mượn chính là tiền giấy, tiền không vay mượn là vàng và các kim loại có giá trị. 

Đồng tiền ra đời xuất phát từ nhu cầu trao đổi và buôn bán của con người, vốn cần vật quy đổi để dễ tính toán hơn. Thuở sơ khai những vật được gọi là tiền rất đơn giản đôi khi chỉ là cái răng thú, mảnh kim loại... Cùng với việc tìm ra vàng, bạc, kim loại quý... con người đã biết quy đổi hàng hóa ra thành các đơn vị lượng tiền tệ tương ứng với giá trị của hàng hóa đó. Như vậy có thể thấy tiền vàng (bản vị vàng) mới chính là giá trị thật của hàng hóa, còn tiền giấy (bản vị tiền tệ) chỉ là một vật quy đổi hàng hóa... Tiền thực chất chỉ có ý nghĩa, quy đổi hoàn toàn không có giá trị.

d9e23333c_gia_vang_1.jpg
Ảnh:So với tiền tệ,vàng mang giá trị thật thể hiện giá trị của hàng hóa

Gia tộc giàu có nhất thế giới và sự ra đời của FED

Hãy quên Bill Gates hay Carlos Slim Helu đi khi bạn biết rằng có một gia tộc đã thống trị nền tài chính thế giới trong suốt 200 năm với tổng tài sải 500 tỉ USD. Đó chính là gia tộc Rothschild. Gia tộc Do Thái này nắm quyền chi phối Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng Áo, Thụy Sĩ, Pháp và Ý. Nài ra, gia tộc này còn có ảnh hưởng đến Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED). 

Đêm ngày 22 tháng 11 năm 1910 một chuyến tàu bí mật khởi hành với những hành khách là những nhân vật tầm cỡ. Họ cùng đi trên chuyến tàu đến đảo Jekyll để soạn thảo một kế hoạch mà sau này đã ảnh hưởng lên tài chính, kinh tế và chính trị toàn cầu. Chuyến tàu đó gồm có:
- Nelson Aldrich, Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Uỷ ban tiền tệ quốc gia (National Monetary Commission), ông nại của Nelson Rockefeller.
- A. Piatt Andrew, trợ lý Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ.
- Frank Vanderlip, Chủ tịch National City Bank.
- Henry P. Davison, cổ đông cao cấp của công ty J.P. Morgan.
- Charles D. Norton, Chủ tịch First National Bank
- Benjamin Strong, trợ lý của J.P. Morgan.

Ngày 23/12/1913 tổng thống Mỹ Wilson hạ bút kí phê chuẩn dự luật với tên gọi Nelson Aldrich. Với đạo luật này, chính phủ Mỹ mất đi quyền in giấy bạc (tức là đồng USD) mà chỉ được phát hành đồng xu. Cùng với đó sự xóa bỏ bản vị vàng (năm 1919) đã khiến vị thế của đồng USD lớn hơn bao giờ hết. Như đã biết, giữa vàng và tiền giấy thì chỉ có vàng là phản ánh giá trị thực của hàng hóa, còn tiền giấy chỉ là vật để quy đổi từ hàng hóa để dễ trao đổi, mua bán. Và các nhà tài phiệt đã nắm nền tài chính thế giới thông qua đồng USD với quy luật phi lí nhất trên đời: in tiền từ... nợ.

9f0701fa5_tai_xuong.jpg
Kể từ khi ra đời năm 1913 mỗi quyết sách của FED đều có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, tài chính thế giới


Trò ảo thuật của FED - đồng dollar được phát hành như thế nào

Với cái tên gọi Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, FED là một ngân hàng tư nhân với 12 chi nhánh. Trong đó cơ quan đầu não của FED là ngân hàng New York. FED được chi phối bởi các nhà tài phiệt phố Wall là hậu duệ của J.P.Morgan, Rockefeller, đại diện của gia tộc Rothschild... 

Quy trình in và phát hành đô-la của FED là một quy trình hết sức tinh vi và kỹ xảo. Hiểu đơn giản, khi chính phủ cần một lượng tiền thì FED sẽ in đô-la cho chính phủ vay với một mức lãi suất nhất định. Đổi lại, chính phủ phải đem công trái thế chấp cho FED. Công trái chính phủ là loại công trái an toàn nhất bởi nó là sự cam kết cho tương lai dựa trên nguồn thu của ngân sách nhà nước (NSNN) và tiền thuế của người dân. Như vậy, có thể thấy mỗi đồng đô-la FED phát hành là một đồng đô-la mà chính phủ Mỹ nợ FED. Chỉ có điều, chính phủ đem tiền thuế tương lai của người dân và tài sản giá trị thật từ nguồn thu NSNN (công trái) để đổi lấy đồng tiền (không có giá trị). Và lãi suất cũng như khoản nợ đó người dân trực tiếp hứng chịu, đồng nghĩa với việc càng nhiều đô-la phát hành thì nợ công càng nhiều. 

FED hưởng lợi càng lớn còn người dân đóng thuế trả nợ cho chính phủ càng nhiều. Và khi nào chính phủ trả hết nợ cho FED thì đồng đô-la cũng biến mất (nhưng không thể xảy ra điều này vì đồng đô-la hiện nay là đơn vị tiền tệ của 21 quốc gia, chiếm 64% lượng nại hối của thế giới theo IMF). Do đó nợ công của Mỹ sẽ không bao giờ trả hết và FED sẽ còn hưởng lợi và nắm quyền điều hành tài chính thế giới trong một thời gian rất lâu nữa. Nài ra, việc cung tiền bừa bãi là một nguyên nhân gây ra lạm phát,mà lạm phát cũng chính là loại thuế gián tiếp ảnh hưởng đến người dân. Rõ ràng, trong cuộc chơi này người dân là đối tượng chịu thiệt.

9f0701fa5_11186673480.jpg
Cuộc chiến tiền tệ sẽ không bao giờ có hồi kết

Khủng hoảng tài chính hay chỉ là tuyệt chiêu "Xén lông cừu"?

Năm 1857 cuộc khủng hoảng tài chính đầu tiên diễn ra tại Mỹ do bàn tay thao túng của các nhà tài phiệt châu Âu nhằm đánh sập nền kinh tế Mỹ. Nhưng điều không ngờ là trong năm đó Mỹ đã phát hiện ra mỏ vàng rất lớn tại Sanfransico.

Năm 1907, nhằm gây sức ép với chính phủ Mỹ trong việc thành lập Ngân hàng tư hữu (mà sau này chính là FED), các nhà tài phiệt quốc tế đã tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế thứ hai. Năm 1921 khủng hoảng diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp khiến cho hàng triệu nông dân mất đi khối tài sản họ tích góp bằng mồ hôi và nước mắt. Năm 1929 khủng hoảng một lần nữa lại diễn ra với tên gọi Milton Friedman. Từ năm 1837 đến năm 1929 đã có tất cả 7 cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra. Và nó không nằm nài quy luật. 

Đầu tiên FED nới lỏng lãi suất bơm tiền vào nền kinh tế. Khi nguồn cung tiền dồi dào, giá rẻ, người dân và nhà đầu tư mặc sức tạo ra của cải, kinh tế tăng trưởng chóng mặt. Sau khi diễn ra tình trạng bong bóng, tức là sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, FED thắt chặt tín dụng, nâng lãi suất khiến cho khối tài sản tích lũy trước đó bị mất giá nghiêm trọng. Người dân, doanh nghiệp phá sản... và khi đó FED thu về tài sản thế chấp (đất đai, vườn tược, hiện kim...). Quy trình này được gọi là "xén lông cừu". Và cũng chỉ có FED mới biết được tình trạng bong bóng của nền kinh tế do phát triển quá nóng. 

Có thể dễ dàng nhận thấy, khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng thì tiếp sau đó là một thời gian suy thoái. Vì thế khủng hoảng kinh tế tài chính luôn có tính chu kì. Cha đẻ của "Tư bản luận", Các Mác, đã từng lên án ''bọn tư sản tài chính'' là tàn ác và thủ đoạn nhất trong giới tư sản. Thời kỳ 2008-2009, sau khi diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn xuất phát từ sự phát triển quá nóng của thị trường nhà ở giá rẻ của Mỹ, người ta bắt đầu đổ xô đi tìm đọc và nghiên cứu các tác phẩm của C. Mác viết về khủng hoảng. Điều đó càng khẳng định thêm tính chu kì của khủng hoảng và thực chất khủng hoảng là điều do con người tạo ra.

9f0701fa5_xen_long_cuu.jpg
Khủng hoảng kinh tế, tài chính chỉ là một sản phẩm nhân tạo có tính chu kì

Vũ Văn Ninh (tổng hợp)
Báo chí Đa phương tiện K34A2
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN