Tìm hiểu về nghề nghiệp: Phóng viên phát thanh- truyền hình
(Sóng trẻ) Phóng viên phát thanh- truyền hình là một công việc không hề đơn giản trong giới báo chí. Bởi lẽ công việc này cần có sự đầu tư, tâm huyết rất nhiều của người trong nghề. Hơn thế nữa nó còn đòi hỏi sự chăm chỉ học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ nhằm tôi luyện cho chính bản thân mình.
Phóng viên truyền hình được biết đến là người chịu trách nhiệm thu thập, điều tra và tường thuật lại các vấn đề và tin tức đang được quan tâm một cách nhanh chóng. Họ phải là người truyền tải thông tin một cách công bằng và thật chính xác thông qua các tư liệu, nguồn tin đáng tin cậy. Điều này được thực hiện thông qua các phương tiện như các chương trình truyền hình, truyền hình thực tế, radio hoặc các chương trình truyền hình trực tuyến. Công việc của một phóng viên truyền hình được mô tả ngắn gọn là: “ xác minh, thu thập và phân tích các sự kiện có ảnh hưởng đến người dân”. Họ cần có cái nhìn thực tế và có chiều sâu về thế giới xung quanh để khắc hoạ cho mọi người về các vấn đề một cách gần gũi và hiệu quả.
Nài ra, phóng viên truyền hình có thể đảm đương rất nhiều vai trò trong giới truyền thông. Các vị trí này hầu hết đều rất quan trọng, cho thấy được sự năng động của một phóng viên truyền hình. Chúng ta có thể biết đến họ với những vị trí như: Biên tập viên; phát thanh viên; phóng viên; nhà sản xuất chương trình,…
Nhiệm vụ và trách nhiệm của một phóng viên truyền hình sẽ thay đổi linh hoạt trong các chương trình tivi hay radio… và sẽ bao gồm rất nhiều nhiệm vụ sau đây:
- Họ là những người có trách nhiệm tìm ra các câu chuyện, điểm đặc sắc cho các vấn đề thu thập được từ các cơ quan tin tức, cảnh sát, công chúng, các buổi họp báo…
- Trình bày và đóng góp ý tưởng về chương trình cho các biên tập viên.
- Họ liên hệ, đối chiếu các thông tin và chứng cứ để hỗ trợ cho câu chuyện từ các nguồn thông tin có liên quan (internet, các cơ sở lưu trữ, cơ sở dữ liệu).
- Viết kịch bản cho các bản tin, tiêu đề và báo cáo tuân thủ các nguyên tắc pháp lý và hợp đồng.
- Lựa chọn địa điểm thích hợp, hình ảnh cũng như âm thanh sau đó thực hiện việc biên tập trên các góc độ tốt nhất để tiếp cận một câu chuyện từ nhiều phía.
- Xác định các nguồn lực cần thiết và triển khai, quản lý các đội kỹ thuật cho các cảnh quay, bao gồm cả triển khai âm thanh và tổ quay phim.
- Cung cấp tư liệu cho đạo diễn, tư vấn cho đoàn làm phim về kỹ thuật và góc quay hợp lý.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị ghi hình cầm tay để thu thập các tư liệu, đồng thời dung các phần mềm chỉnh sửa thích hợp để hoàn thành các sản phẩm trước khi đưa lên phát sóng.
- Chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho chương trình truyền hình trực tiếp, bao gồm các phần được ghi hình trước và cả khi đang truyền hình trực tiếp.
- Tìm kiếm các cuộc phỏng vấn sẽ được quan tâm, chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn và ghi hình cuộc phỏng vấn.
- Tự căn chỉnh thời gian phát sóng cho mỗi bản tin hoặc chương trình.
- Quyết định trình tự phát sóng của tin tức, đưa ra những quyết định thay đổi khi cần thiết trong quá trình phát sóng.
- Phát triển các mối quan hệ, để tìm kiếm các nguồn tin tức từ công chúng, địa phương.
Các nhiệm vụ trên được các phóng viên thực hiện thuần thục, cẩn thận, đỏi hỏi độ chính xác nhằm mang đến cho công chúng nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Có thể nói gánh nặng và áp lực của các phóng viên phát thanh- truyền hình vô cùng nặng nề, vậy nên họ cần phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng, kinh nghiệm mới có thể hoàn thành tốt công việc này.
Tâm sự nghề nghiệp của Alex Kunawicz ( biên tập viên thể thao/phóng viên truyền hình)
Alex đã từng làm việc tại BBC và Abu Dhabi với vai trò là một biên tập viên thể thao cho một tờ báo quốc gia. Bên cạnh, đó anh cũng lên hình trong các bản tin hằng ngày của đài địa phương.
“Tôi bắt đầu sự nghiệp với công việc là trợ lý biên tập viên bóng đá tại một trang web thể thao. Sau đó tôi làm việc cho một cơ quan nhà nước và cộng tác cho Preston North End FC trước khi tham gia truyền hình BBC Sport. Tôi làm biên tập viên phụ trong ba năm, nghiên cứu và viết các câu chuyện tin tức, kịch bản cho các chương trình truyền hình trực tiếp. Một thời gian sau, tôi trở thành trợ lý sản xuất tin tức thể thao. Trong năm 2007, tôi tham gia vào trang web của BBC Sport như là một phóng viên truyền hình, một công việc tôi tìm được thông qua một quảng cáo trên tờ The Guardian. Những quan hệ tôi có ở BBC đã giúp tôi khá nhiều trước khi tôi nhận một công việc ở Abu Dhabi. Tại đây, tôi làm biên tập viên thể thao nội dung cho một tờ báo quốc gia lên hình hằng ngày ở một đài địa phương.
Từ việc học tập để có bằng thạc sĩ về chuyên ngành Báo chí, tôi đã học được kỹ năng cơ bản của báo chí, một phần rất quan trong sự nghiệp của tôi.
Kinh nghiệm của tôi là: Cách tốt nhất phát triển trong ngành báo chí là có được kinh nghiệm làm việc càng nhiều càng tốt. Bởi những nhà tuyển dụng luôn muốn thấy rằng bạn đã cố hết sức để có thể “chen chân” vào ngành công nghiệp này. Hầu hết các biên tập viên đều có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ báo chí. Đây không phải là điều cần thiết, nhưng sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng tuyệt vời về những kỹ năng cơ bản của báo chí.
Một điều nữa đó là bạn phải thành thạo về công nghệ mới và tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận khán giả. Các đài truyền hình và báo chí luôn luôn tìm cách để đưa thông tin đến với khán giả và họ tìm kiếm những người có thể đưa ra cách thức mới để truyền tải nội dung.Ví dụ như BBC và tờ The Times là đối thủ lớn mười năm trước đây, họ phát hành thông tin trên hai phương tiện riêng biệt.
Và với quan điểm của tôi, giới truyền thông không chỉ có những con người cứng rắn và sẵn sàng đối đầu. Hãy cứ yên tâm là chính bạn, đừng bắt chước bất cứ điều gì, không cần thiết phải thay đổi để có thể có chỗ đứng trong nghề!”
Chi Anh
Báo mạng K31
(tổng hợp báo nước nài)
Cùng chuyên mục
Bình luận