Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dự tuyển di sản văn hóa phi vật thể
(Sóng Trẻ) - Cứ đến ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm, con cháu Lạc Hồng từ khắp nơi trên mọi miền đất nước lại hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng.
Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 27/3 đến ngày 31/3/2012 (tức ngày 6/3 đến 10/3 năm Nhâm Thìn) tại khu di tích lịch sử đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) và các xã lân cận.

Ông Nguyễn Văn Các – Giám đốc khu di tích lịch sử đền Hùng cho biết: Lễ hội có thể sẽ đón khoảng 3 - 4 triệu lượt du khách từ mọi miền Tổ quốc cũng như các kiều bào và du khách nước nài. Đặc biệt, năm nay sẽ có đoàn khách nại giao đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam tham dự.

Du khách tứ xứ về tham dự lễ hội
Phần lễ gồm lễ khai hội vào ngày 6/3(âm lịch), lễ rước kiệu về đền Hùng, lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân vào ngày 8/3 (âm lịch) và lễ dâng hương Mẫu Âu Cơ ngày 11/3 (âm lịch). Phần hội sẽ có nhiều thú vị từ những tiết mục hát xoan, thi nấu bánh chưng, giã bánh dày, thi đấu vật, bắn nỏ, cờ tướng,...
Tiết mục hát Xoan được các thành viên phường Xoan An Thái, xã Phượng Lâu chuẩn bị công phu. Đây là di sản đã được UNESCO xét duyệt vào vòng 2 chọn để bình chọn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cùng với hát xoan, lễ hội thờ cúng Hùng Vương cũng đã được gửi hồ sơ dự xét duyệt để trở thành di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO công nhận.

Điểm mới của lễ hội năm nay đó là, vào ngày 11/3 (Âm Lịch) sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tình Phú Thọ. Tại buổi lễ cũng sẽ có tiết mục hát chầu văn và dâng lễ vật của 13 huyện, thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ.
Lễ hội đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, là dịp nhắc nhở con cháu đời sau bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Mỗi người cần có ý thức hơn nữa về nguồn cội của chính mình.
Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 27/3 đến ngày 31/3/2012 (tức ngày 6/3 đến 10/3 năm Nhâm Thìn) tại khu di tích lịch sử đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) và các xã lân cận.

Khu di tích lịch sử đền Hùng
Ông Nguyễn Văn Các – Giám đốc khu di tích lịch sử đền Hùng cho biết: Lễ hội có thể sẽ đón khoảng 3 - 4 triệu lượt du khách từ mọi miền Tổ quốc cũng như các kiều bào và du khách nước nài. Đặc biệt, năm nay sẽ có đoàn khách nại giao đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam tham dự.

Du khách tứ xứ về tham dự lễ hội
Phần lễ gồm lễ khai hội vào ngày 6/3(âm lịch), lễ rước kiệu về đền Hùng, lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân vào ngày 8/3 (âm lịch) và lễ dâng hương Mẫu Âu Cơ ngày 11/3 (âm lịch). Phần hội sẽ có nhiều thú vị từ những tiết mục hát xoan, thi nấu bánh chưng, giã bánh dày, thi đấu vật, bắn nỏ, cờ tướng,...
Tiết mục hát Xoan được các thành viên phường Xoan An Thái, xã Phượng Lâu chuẩn bị công phu. Đây là di sản đã được UNESCO xét duyệt vào vòng 2 chọn để bình chọn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cùng với hát xoan, lễ hội thờ cúng Hùng Vương cũng đã được gửi hồ sơ dự xét duyệt để trở thành di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO công nhận.

Hành hương về đền Hùng
Điểm mới của lễ hội năm nay đó là, vào ngày 11/3 (Âm Lịch) sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tình Phú Thọ. Tại buổi lễ cũng sẽ có tiết mục hát chầu văn và dâng lễ vật của 13 huyện, thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ.
Lễ hội đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, là dịp nhắc nhở con cháu đời sau bài học đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Mỗi người cần có ý thức hơn nữa về nguồn cội của chính mình.
Nguyễn Mai Linh
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận