Truyền hình thực tế thuần Việt – vì sao khó?

(Sóng Trẻ) - Hiện nay, hễ cứ bật tv lên vào giờ vàng những ngày cuối tuần, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chương trình truyền hình thực tế (THTT) trên các kênh sóng của các đài truyền hình trong nước. Tuy nhiên, các chương trình thu hút được sự quan tâm nhất đều là các chương trình THTT được mua format từ nước nài. Vậy lý do vì đâu mà khán giả Việt Nam chưa thể có cho mình một chương trình THTT chất lượng thực sự thuần Việt, do người Việt tự lên kịch bản và sản xuất?

91cecce5b_anh_1.jpg
Các chương trình THTT từ nước nài đang lên ngôi

1. Do các chương trình nước nài quá xuất sắc

Cái gì mới thì sức hút của nó cũng đều mãnh liệt. Không thể phủ nhận sự vắng bóng của các chương trình thuần Việt có “đóng góp” không nhỏ bởi chất lượng của chính các chương trình nước nài. Ở các nước khác, đội ngũ sản xuất chương trình của họ rất chuyên nghiệp và có kinh nghiệm hàng chục năm tổ chức xây dựng kịch bản và sản xuất chương trình THTT. Còn ở Việt Nam ta hiện nay, vấn đề kinh nghiệm sản xuất chương trình THTT vẫn còn rất hạn chế vì đây mới chỉ là một hình thức chương trình còn nhiều mới lạ. Vì vậy đòi hỏi chúng ta tự mình sản xuất một chương trình có chất lượng tốt như nước nài ngay bây giờ là một nhiệm vụ bất khả thi.

2. Doanh thu cao và sự ỷ lại của người làm truyền hình 

Tất nhiên, các chương trình THTT này càng được khán giả chú ý thì doanh thu của chúng mang lại cho các đài truyền hình sẽ càng cao. Hiện nay, hầu hết các chương trình kiểu này là do các công ty tư nhân đứng ra tổ chức sản xuất, đài truyền hình chỉ nhận việc phát sóng và thu về tiền quảng cáo. Lợi nhuận của các chương trình này rất lớn với việc cứ mỗi chương trình lại có đến 5 – 6 lần chạy quảng cáo xen lẫn phát sóng.
Doanh thu cao, lại không phải đứng ra sản xuất chương trình dễ dẫn tới việc các đài truyền hình dần hình thành tâm lý “ăn xổi”, muốn kiếm tiền thật nhanh mà ít phải lao động sáng tạo. Chỉ cần cho phép hàng loạt chương trình lên sóng là nhà đài có thể dễ dàng kiếm tiền, khi một chương trình mất đi sức hút, việc đơn giản cần làm là mua về và sản xuất một chương trình khác thế vào chỗ đó. Điều này vô hình chung đang “giết chết” các chương trình do chính người Việt sáng tạo ra.

91cecce5b_anh_2.jpg
Doanh thu của các chương trình THTT từ nước nài rất lớn

3. Hay do chúng ta đang sợ thất bại?

Việc kiếm tiền dễ dàng như vậy cũng có khả năng dẫn đến sự lo lắng, chần chừ khi các đài truyền hình nghĩ đến việc tự sản xuất một chương trình THTT của riêng mình. Bởi lẽ chi phí để sản xuất một chương trình truyền hình rất cao, nên trong trường hợp khi làm ra không nhận được sự hưởng ứng của khán giả thì khả năng thua lỗ nặng là khó tránh khỏi. Vì vậy chi bằng ta cứ chọn con đường an toàn, mua các chương trình đã thành công trên thế giới về để sản xuất thì có lẽ sẽ hợp lý hơn?

Mong rằng trong thời gian tới đây, bên cạnh các chương trình THTT từ nước nài, chúng ta sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của cả các chương trình thuần Việt 100% được khán giả Việt Nam yêu thích và theo dõi.

Đặng Hoàng Lâm
Truyền hình K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN