Tình hình dịch COVID-19 ngày 22/2: 204.000 liều vaccine AstraZeneca dự kiến sẽ về Việt Nam trong tuần này

(Sóng trẻ) - Tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam và toàn thế giới vẫn đang diễn ra vô cùng phức tạp. Dấu hiệu khởi sắc là rất nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 được nghiên cứu bước đầu đang có những kết quả khả quan. 

Đến hôm nay, toàn cầu ghi nhận 112.024.400 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.479.248 trường hợp tử vong, 87.390.704 người đã bình phục, theo trang thống kê Worldometers. 

Trong 24 giờ qua, Mỹ tăng 48.237 ca nhiễm và 1.113 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số lên lần lượt là 28.755.678 và 510.988 ca. Chuyên gia dịch tễ Anthony Fauci cảnh báo người Mỹ vẫn cần đeo khẩu trang tới năm 2022. 

20210222_201052.png
Thống kê tình hình dịch bệnh ngày 22/2 của trang Worldometers

Ở Việt Nam, tuần trước, Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế có văn bản gửi Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam, đồng ý cho công ty này nhập khẩu vaccine "COVID-19 vaccine AstraZeneca" số lượng 204.000 liều. Dự kiến lô vaccine nói trên sẽ về Việt Nam trong tuần này. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, đây là những liều vaccine AstraZeneca đầu tiên trong khoảng 110 triệu liều dự kiến sẽ được cung ứng cho Việt Nam trong năm 2021.

anh-2.jpg
Vaccine "COVID-19 vaccine AstraZeneca" sẽ về Việt Nam trong tuần này

GS Trần Văn Thuấn thông tin thêm, Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm phòng trước cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao, lực lượng bộ đội, công an, những người lao động thiết yếu phục vụ ở khu cách ly, tuyến đầu chống dịch, người dân vùng có dịch và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, dễ bị tổn thương, phải chăm sóc kéo dài ở các cơ sở y tế.

Việc tiêm phòng trước nhất cho cho nhân viên y tế tuyến đầu, những người có nguy cơ phơi nhiễm và mắc COVID-19 cao nhất, theo GS Trần Văn Thuấn, là để bảo vệ và bảo toàn lực lượng tuyến đầu chống dịch. Kế đến là người dân ở vùng dịch, và nhóm người cao tuổi, bệnh nền, miễn dịch suy giảm. Đây là nhóm người dễ mắc COVID-19 khi dịch bùng phát và khi mắc có nguy cơ tử vong cao.

Về tình hình dịch bệnh, hôm nay xuất hiện một ca dương tính mới là một nhân viên y tế tại Hải Phòng. Bệnh nhân là Đ.T.P, nữ, 26 tuổi, trú tại thôn Lôi Động, xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên. Qua điều tra, cơ quan chức năng Hải Phòng đã các định được trên 250 F1 liên quan đã được đưa đi cách ly y tế tập trung. 

Bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19 lần 1 vào ngày 21/2 do Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện.

Ngay sau đó, bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng, nơi chị Đ.T.P làm việc, đã tạm thời thực hiện phong tỏa. Bệnh nhân được đưa đến điều trị tại cơ sở 2 bệnh viện Việt Tiệp.

anh-3.jpg
Lực lượng chức năng chốt chặn những ngả đường vào khu vực xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên

Điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân Đ.T.P. làm nhiệm vụ tiếp đón, phân luồng người đến khám tại Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng. Trong 14 ngày trở lại đây, bệnh nhân không đi khỏi Hải Phòng, không có triệu chứng bệnh hô hấp.

Hải Dương cũng ghi nhận thêm bốn ca nghi nhiễm COVID-19, trong đó 2 ca ở ổ dịch mới Kim Thành.

Bốn ca dương tính mới với COVID-19 gồm một công nhân tại Công ty Kuroda Kagaru ở Khu công nghiệp Phúc Điền, Cẩm Giàng; hai F1 tại xã Kim Liên, huyện Kim Thành; một trường hợp ở Kinh Môn. Tất cả đều nằm trong khu cách ly và khu phong tỏa.

Như vậy, đến sáng 22/2, Hải Dương ghi nhận 611 ca COVID-19 tại 12 huyện, thị xã, thành phố. Tỉnh thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 0h ngày 16/2, triển khai 949 chốt kiểm soát gồm 29 chốt tỉnh, 108 chốt huyện và 812 chốt xã.

anh-4.jpg
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức phiên họp do ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy chủ trì.

Cũng trong sáng 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức phiên họp đánh giá lại hoạt động chống dịch COVID-19 trong thời gian qua và chỉ đạo một số giải pháp quyết liệt hơn cho từng địa bàn.

Qua báo cáo hoạt động cho thấy: Một số địa phương của tỉnh đã kiểm soát tốt và khá an toàn như Chí Linh - nơi xảy ra dịch sớm nhất. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Cẩm Giàng được kiểm soát, nguy cơ lây lan trong doanh nghiệp hay cộng đồng ở địa phương không còn nữa. Nhiều huyện của tỉnh Hải Dương 6 ngày qua không xuất hiện ca mắc mới.

Tỉnh Hải Dương xác định: 8 ngày tới là giai đoạn tổng tiến công trong toàn bộ hệ thống chính trị, đóng vai trò quyết định xem công cuộc chống dịch của tỉnh Hải Dương có thành công không. 

Toàn bộ hệ thống chính trị phải hành động nhanh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, chạy đua với thời gian để chiến thắng dịch bệnh. Tận dụng từng phút từng giờ để phòng chống dịch, không địa bàn nào được lơi là chủ quan, tất cả đều có thể trở nên không an toàn.

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN