Toạ đàm “Không rào cản, không giới hạn”: Cơ hội tiếp cận giáo dục đại học dành cho người khuyết tật

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 4/4, tại Hội trường D, tầng 10 tòa A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, toạ đàm “Không rào cản, Không giới hạn” diễn ra nhằm tạo cầu nối giúp sinh viên khuyết tật vượt qua khó khăn, tiếp bước trên con đường lĩnh hội tri thức.

Tọa đàm do Khoa Xã hội học và Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) phối hợp cùng Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội (DP Hà Nội) tổ chức. Sự kiện không chỉ tạo cơ hội để các diễn giả, sinh viên và những người quan tâm đến chủ đề này gặp gỡ và giao lưu, mà còn là dịp sẻ chia những câu chuyện đầy cảm hứng, góp phần khơi dậy tinh thần vượt lên chính mình và phá bỏ mọi giới hạn ở người khuyết tật.

Buổi toạ đàm có sự tham gia của các diễn giả: TS. Lưu Thị Kim Nhung - Giám đốc trung tâm VSTEP, Đại học Sư phạm Hà Nội; ông Phạm Quang Khoát - Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật TP.Hà Nội; ThS. Đào Thu Hương - Cán bộ Chương trình Hoà nhập Người khuyết tật của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNPD) tại Việt Nam; bạn Nguyễn Diệu Linh - Sinh viên năm 2 ngành Quan hệ công chúng và Tổ chức sự kiện, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam.

Các diễn giả chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực trong cuộc sống của mình trong buổi toạ đàm. (Ảnh: BTC)
Các diễn giả chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực trong cuộc sống của mình trong buổi toạ đàm. (Ảnh: BTC)

Tọa đàm có 3 phần: Hành trình tri thức, cơ hội và thách thức; Vượt qua rào cản và Giao lưu. Các phần nội dung chủ yếu lan toả những câu chuyện truyền cảm hứng  về con đường vượt qua mọi khó khăn, thử thách của các diễn giả, từ đó khơi dậy khát vọng vươn lên và phá bỏ mọi giới hạn của người khuyết tật. 

Tại phần đầu của buổi toạ đàm, bạn Nguyễn Diệu Linh chia sẻ: ”Sự tiếp cận với bậc đại học của các bạn sinh viên khuyết tật vẫn còn là con số nhỏ. Vì vậy, em mong qua buổi toạ  đàm này có thể kết nối được nhiều hơn tới với các bạn khuyết tật, từ các dự án của các thầy cô và các bạn khoa Xã hội học và Phát triển có thể phủ sóng rộng hơn tới các bạn khuyết tật”.

Bạn Nguyễn Diệu Linh chia sẻ hành trình học tập của mình tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Ảnh: BTC
Bạn Nguyễn Diệu Linh chia sẻ hành trình học tập của mình tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. (Ảnh: BTC)

Diễn giả, ThS. Đào Thu Hương cũng chia sẻ về quá trình đi học tại Úc. Theo chị, thuận lợi lớn nhất trong hành trình học của mình tới từ gia đình - hậu phương luôn ủng hộ cho chị được theo đuổi con đường tri thức - “Khi học ở cấp 3, bố mẹ đã luôn đau đáu vì không biết trường đại học nào chấp nhận một người khiếm thị như mình. Gia đình chính là nguồn động lực khiến mình phải cố gắng hơn, hơn thế nữa để có thể đền đáp công ơn bố mẹ đã luôn ủng hộ, có thời điểm mẹ đã phải bán cả xe máy đi để mua máy tính, phục vụ cho việc học tập của mình”. 

Chị Đào Thu Hương xúc động khi kể về hành trình học tập đầy nghị lực của mình. Ảnh:BTC
Chị Đào Thu Hương xúc động khi kể về hành trình học tập đầy nghị lực của mình. (Ảnh: BTC)

Sau 4 năm rèn luyện tại Đại học Sư phạm Hà Nội, chị Hương nhận thấy tầm quan trọng của những dự án nhằm nâng cao năng lực cũng như trao quyền cho những người khuyết tật. Từ đó, chị đã xin học bổng của Chính phủ Úc để đi học cao học chuyên ngành Phát triển Cộng đồng Quốc tế của trường Đại học Victoria tại Melbourne trong 2 năm. Đó chính là nền tảng để chị có thể trở thành cán bộ tại các dự án dành cho người khuyết tật như bây giờ. 

Ông Phạm Quang Khoát cũng khẳng định rằng Hội người khuyết tật TP. Hà Nội  đang tích cực quan tâm tới các vấn đề của các bạn sinh viên khuyết tật. Đồng thời, Hội cũng tạo cơ hội kết nối các bạn sinh viên tới các trường đại học nhằm hỗ trợ các bạn có việc học tập được tốt hơn. Bên cạnh đó, Hội cũng tạo môi trường để các bạn sinh viên khuyết tật có thể trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng đồng hành cùng các bạn để giải quyết những khó khăn đang gặp phải. 

Anh Phạm Quang Khoát chia sẻ về những hỗ trợ của Hội người khuyết tật Thành phố Hà Nội dành cho các bạn sinh viên khuyết tật. Ảnh: BTC
Ông Phạm Quang Khoát chia sẻ về những hỗ trợ của Hội người khuyết tật TP. Hà Nội dành cho các bạn sinh viên khuyết tật. (Ảnh: BTC)

Toạ đàm với sự tham gia của các diễn giả đã và đang truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ có khiếm khuyết dám theo đuổi hoài bão, ước mơ của mình. Bên cạnh đó, sự kiện cũng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiềm năng và cơ hội của người khuyết tật, đồng thời kêu gọi sự chung tay xây dựng một xã hội văn minh, bình đẳng và tràn đầy yêu thương.

PGS.TS Phạm Hương Trà phát biểu bế mạc buổi toạ đàm. Ảnh: BTC
PGS.TS Phạm Hương Trà - Trưởng khoa Xã hội học và Phát triển, phát biểu bế mạc buổi toạ đàm. (Ảnh: BTC)

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN