(Sóng trẻ) - Các trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Hà Nội nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa di sản cao đẹp của dân tộc. Mỗi chuyên đề là một câu chuyện văn hóa, lịch sử mang nét đẹp truyền thống xưa.
Không gian trưng bày tại tầng 3 của bảo tàng với ba chuyên đề bao gồm “Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại”, “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”, “Lịch sử hình thành Trái Đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch”.
Chuyên đề "Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại" tôn vinh những làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội bao gồm lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, làng nghề đậu bạc Định Công, thêu Khoái Nội, điêu khắc Nhân Hiền, khảm trai Chuôn Ngọ, nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, lược sừng Thụy Ứng, gốm Bát Tràng, tranh dân gian Hàng Trống. (Ảnh: Ngọc Trâm)Không gian dệt lụa Vạn Phúc giới thiệu về truyền thống hơn 1000 năm hình thành và phát triển của làng nghề, kỹ thuật thực hiện và trưng bày những sản phẩm tiêu biểu nhất. (Ảnh: Ngọc Trâm)Những nghệ nhân đan tre Phú Vinh không ngừng hoàn thiện chất lượng mang đến các sản phẩm có tính ứng dụng cao và xuất khẩu ra thế giới mặt hàng truyền thống của Việt Nam. (Ảnh: Ngọc Trâm)Khởi đầu các sản phẩm làng Nhân Hiền chủ yếu làm điêu khắc gỗ, sau này mở rộng ra nghề điêu khắc đá mỹ nghệ với nhiều sản phẩm tinhh xảo. Từ những nguyên liệu đá xanh, đá trắng, người nghệ nhân có thể tạc ra được những tác phẩm tinh xảo, nghệ thuật. (Ảnh: Ngọc Trâm)Chuyên đề “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê” giới thiệu trường võ bị quốc gia đầu tiên của Kinh thành Thăng Long xưa và bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật đã được công nhận Bảo vật Quốc gia. (Ảnh: Ngọc Trâm)Giảng Võ trường là nơi đào tạo quan võ, binh lính cho triều đình phong kiến xưa. Đầu thời nhà Lê đây trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn của quân đội triều đình. (Ảnh: Ngọc Trâm)Bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm những loại vũ khí được tái hiện và trưng bày như: chông cắm, chông củ ấu, móc câu chùm, lao 2 ngạch. (Ảnh: Ngọc Trâm)Trưng bày "Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch" là sự giao thoa giữa khoa học - lịch sử - tự nhiên và nghệ thuật. Tại chuyên đề này, mọi người còn được trải nghiệm thực tế qua những thước phim, thưởng thức các tác phẩm hội họa, những mẫu vật hóa thạch có niên đại hàng trăm triệu năm. (Ảnh: Ngọc Trâm)Bộ sưu tập các mẫu hóa thạch, dụng cụ sinh hoạt và những dấu tích của người cổ để lại trong các hang động xưa. (Ảnh: Ngọc Trâm)Khu vực hệ sinh thái Na Dương - khu vực lộ trầm tích cách đây 33 triệu năm với nhiều phát hiện hóa thạch của thực vật, côn trùng, bò sát và các loài động vật có vú. (Ảnh: Ngọc Trâm)
Các không gian trưng bày chuyên đề bắt đầu từ ngày 21/11 nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023. Với việc tổ chức trưng bày các chuyên đề, Bảo tàng Hà Nội không chỉ thể hiện vai trò là không gian sáng tạo văn hóa tiêu biểu của Thủ đô mà còn hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến, đưa hoạt động sáng tạo vào mọi mặt trong đời sống xã hội.
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.