Tranh dân gian Đông Hồ - nét đẹp truyền thống đang dần mai một

(Sóng trẻ) - Ngày nay, mối quan tâm lớn nhất của phần lớn giới trẻ là các trang mạng xã hội, internet, các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc nổi tiếng . . . mà ít ai quan tâm tới những nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân tộc. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự phai nhạt dần trong bản sắc văn hóa, trong đó có tranh dân gian Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ xưa

Dân gian xưa có câu:

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh.
Có về làng mái với anh thì về.
Làng mái có lịch có lề.
Có ao tắm mát có nghề làm tranh.”

Làng Mái là một địa anh được nhắc tới trong bốn câu thơ này. Làng Mái chính là một tên gọi khác của làng tranh dân gian Đông Hồ, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nằm bên cạnh bờ nam song Đuống.

Từ xa xưa, làng Đông Hồ đã rất nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian. Mỗi dịp tết đến xuân về, những người dân nông thôn đều mua tranh Đông Hồ về treo trong nhà với mong muốn mang lại sự sung túc, may mắn. Tranh Đông Hồ được rất nhiều người yêu thích bởi hình ảnh trong những bức tranh đó là những đàn lợn, đàn chuột, cảnh sinh họat. . .  rất đời thường, sinh động và mộc mạc.


b8a697643_anh_1.jpg

Đám cưới chuột

Không ai biết chính xác làng tranh Đông Hồ ra đời khi nào và đã có bao nhiêu bức tranh, bản khắc gỗ được tạo nên mà chỉ biết rằng tranh có năm loại chính là: Tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh họat, và truyện tranh.

Trước đây có rất nhiều du khách trong và nài nước tìm về làng tranh Đông Hồ để tìm hiểu về một nét văn hóa dân gian đặc sắc mà chỉ riêng người Việt mới có, đồng thời mua những bức tranh về làm quà kỉ niệm.

Tranh dân gian Đông Hồ đã lập hồ sơ đệ trình lên Unesco để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể .Nài ra, tranh Đông Hồ còn nhận được rất nhiều giải thưởng, danh hiệu quý  giá trong và nài nước.

b8a697643_anh_3.jpg

Một số danh hiệu tranh Đông Hồ nhận được

Hàng năm, Đông Hồ có hội làng được tổ chức vào tháng ba âm lịch. Trong hội có các phần tế thần, thi mã, thi tranh rất hào hứng, vui nhộn. Thông qua những ngày hội đó các nghệ nhận được trao đổi kinh nghiệm làm nghề của mình, được giới thiệu về các tác phẩm do mình tạo ra, đồng thời đây cũng là cơ hội để du khách khắp nơi cùng tham gia ngày hội, qua đó quảng bá về hình ảnh tranh Đông Hồ tới mọi nơi gần xa.

Tranh Đông Hồ đã đi vào rất nhiều sang tác của các nhà thơ nổi tiếng như:

Thơ Tú Xương :  
“Đì đọet nài sân tràng pháo chuột.
Lọet lòe trên vách bức tranh gà.”
Hay trong bài thơ “Bên kia song Đuống” của Hoàng Cầm :
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong.
Màu dân tộc sang bừng trên giấy điệp”

Tranh Đông Hồ thăng trầm theo thời gian

Làng Đông Hồ trước kia có khoảng 240 hộ dân, hầu như nhà nào cũng làm tranh  nhưng hiện nay xuất hiện thêm nghề làm vàng mã nên rất nhiều gia đình đã bỏ nghề làm tranh. 

Hiện cả làng chỉ còn hai gia đình của hai nghệ nhận Nguyền Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam còn duy trì và lưu giữ nghề làm tranh truyền thống. Gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã có tới 20 đời theo nghề làm tranh Đông Hồ. Nay gia đình ông cả ba thế hệ đều rất đam mê và tiếp nối nghề làm tranh từ xa xưa.

Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường mà cuộc sống của con người cũng có nhiều đổi thay, trong giới trẻ không còn nhiều người yêu thích và quan tâm tới tranh Đông Hồ nữa. Dịp tết trong các gia đình nông thôn cũng còn rất ít người treo tranh Đông Hồ.

Đứng trước thời kì hội nhập toàn cầu, hơn bao giờ hết chúng ta phải giữ gìn, trân trọng  bản sắc văn hóa, những nét đẹp truyền thống của dân tộc, cần lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị ấy. Không thể để tranh Đông Hồ mất dần theo thời gian, bởi đó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần, tiêu biểu cho tâm hồn của con người Việt Nam.
                                                                                       
                                                                                     Đỗ Thu Hiền.
                                                                                   
Lớp: Báo truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN