Trào lưu emo hay vấn đề tâm lý?

(Sóng Trẻ) - Trong vài năm trở lại đây, emo đã từng bước thâm nhập và trở thành một trào lưu trong giới trẻ Việt Nam. Và sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tác động của emo giúp con người ta sống thật hơn bằng cảm xúc của mình. Song nhiều teen Việt hiện nay đang biến emo thành thứ tín đồ tự hành xác. Vậy hành vi này là một trào lưu văn hóa hay vấn đề tâm lý?

Emo và xu hướng tự hành xác

Emo là viết tắt của từ “emotional hardcore”, ban đầu là một thể loại nhạc bắt nguồn từ sân khấu hardcore của Washington D.C vào giữa những năm 80, sau đó dần chuyển thành cách ăn mặc, rồi hình thức bên nài đến bên trong và trở thành một trào lưu sống theo cảm xúc.

Ở trên thế giới, emo đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam mới chỉ phát triển và trở thành trào lưu trong hai năm trở lại đây. Bản chất của emo không xấu, chỉ là cách các bạn trẻ thể hiện cảm xúc của mình. Có thể dễ dàng nhận thấy từ phong cách ăn mặc, đầu tóc, trang điểm có phần khác thường và lập dị cho đến cách cảm nhận khác về cuộc sống như việc nhìn đời bằng con mắt bi quan, dễ òa khóc trước đám đông…

Những bạn có cùng ý tưởng và cách thể hiện thường lập nhóm emo để cùng nhau tôn sùng, tranh luận. Nếu những nhóm này có sự định hướng và hành động đúng đắn, phù hợp với văn hóa Việt thì trào lưu này phát triển sẽ không có gì phải bàn cãi.

164582f28_992011202234247.jpg

Emo đang trở thành trào lưu của giới trẻ Việt

Với sự suy nghĩ tiêu cực, thiếu lạc quan, nhiều bạn trẻ đang biến emo thành thứ tín đồ tự hành xác. Khi gặp bất kì một khó khăn gì, một nỗi đau tinh thần nào thay vì tìm cách vượt qua để có cơ hội vươn lên, lấy lại niềm tin trong cuộc sống thì họ lại dùng cách làm đau chính cơ thể của mình bằng việc rạch tay, cắt nham nhở chằng chịt hình trên người hay đâm thành nhiều lỗ gỉ máu trên cánh tay… Đáng sợ hơn, nhiều teen còn thi xem ai vạch nhiều hơn, đẹp hơn, chảy nhiều máu hơn.

Sự phát triển của xu hướng này thấy rất nhiều trên mạng Internet, những cưa tay, rạch người xuất hiện ngày càng nhiều và cách thể hiện ngày một đáng sợ hơn. Nhiều bạn chẳng hiểu gì về bản chất của emo mà chủ yếu bắt chước, a dua theo bạn bè, thể hiện ta đây khác người.

Nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho việc tìm đến những hành động “kỳ quái” này, song chủ yếu đổ lỗi cho sự đổ vỡ tình cảm, gia đình, bạn bè…

1645d4754_992011202235127.jpg

Hình ảnh cá nhân tự hành xác trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, chuyên khoa cấp I chuyên ngành tâm thần chia sẻ trên trang web của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương về trường hợp của N - tự nhận mình là một emo, nhập viện vào cuối tháng 11/2008. Em nói với bác sĩ tâm lý bằng thái độ hững hờ rằng không biết giải tỏa “đau buồn” với ai nên N. đã tìm đến hành vi cắt tay với mong muốn quên đi nỗi đau về tinh thần. Khuôn mặt xinh xắn của em bị che một phần bởi mái tóc ép chải ngôi lệch, hắt sang một bên, trang phục theo phong cách đường phố cực kỳ phóng khoáng. Dường như em cố giấu đi sự chán nản và thất vọng mặc dù em đang có một cuộc sống hoàn hảo.

Bác sĩ cho biết, mẹ N. rất ngạc nhiên về suy nghĩ và hành động của con mình khi hang ngày em vẫn tỏ ra bình thường, cũng muốn kết bạn, tới rạp xem phim, xem ca nhạc…

Vấn đề tâm lý là nguyên nhân chủ yếu

Đam mê bệnh hoạn theo kiểu “đau mới thấy thích” dẫn đến việc tự hành xác đang lan truyền nhanh chóng ở một bộ phận giới trẻ Việt Nam. “Nếu văn hoá emo chỉ là thứ gì đó giống với đam mê âm nhạc thì chẳng có gì quá nghiêm trọng. Còn nếu ai đi xa hơn, người đó có vấn đề. Tự làm đau mình thường là những người thích tự tử, một hiện tượng đáng báo động của căn bệnh trầm cảm” – Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu nhận định.

Có thể thấy rằng, nhiều teen Việt hiện nay đã đang không hiểu được hoặc hiểu sai bản chất của emo, việc không tìm được lối thoát về mặt tinh thần cho những vấn đề trong cuộc sống đã làm cho họ biến emo thành một lối sống tiêu cực.

Suy cho cùng, vấn đề tâm lý chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng sâu xa vẫn xuất phát từ chính gia đình của những emo. Vì vậy, các bậc làm cha mẹ hãy quan tâm hơn đến con cái của mình, dành thời gian chia sẻ tâm tư với con nhiều hơn để có thể tạo niềm tin, tạo nghị lực và là tấm gương cho con học tập.  Bạn bè, thầy cô và nhà trường luôn ở bên mỗi cá nhân và có những hoạt động cộng đồng để cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Hãy để emo phát triển là một trào lưu tích cực chứ không phải là một hiện tượng tâm lý tiêu cực.

Phạm Ngọc Diệp

Lớp Truyền hình K29A2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN