(Sóng trẻ) - Từ 13 - 22/2, triển lãm “Khoảng Trống” trưng bày 8 tác phẩm của các bạn sinh viên trường Học viện Thiết kế và Thời trang London diễn ra tại V-Art Space, Hà Nội.
Bộ sưu tập ‘SHAPES” là sự thử nghiệm kết hợp công nghệ - NFT, generative art (nghệ thuật tạo sinh) và thiết kế đồ họa. Thông qua đề án này, tác giả mong muốn sẽ mang đến cho mọi người cái nhìn thú vị về thiết kế đồ họa khi nó được kết hợp cùng các phương tiện sáng tạo mới.
Bộ sưu tập “SHAPES” được trưng bày tại V-Art Space. Ảnh: Hoài Lan
Với mong muốn lưu giữ những hình ảnh thật đẹp của những người phụ nữ gánh hàng rong, tác giả Trần Lý Kim Chi đã cho ra đời những bức tranh “Gánh” mang đậm nét văn hóa của người dân Hà Nội. Ảnh: Hoài Lan
Tác phẩm “Hà Nội I.GO” là những trải nghiệm trong suốt hơn hai năm được học tập và làm việc tại Hà Nội của tác giả đến từ Trà Vinh - Võ Thị Minh Châu. Qua những tác phẩm này, cô muốn mọi người có một góc nhìn khác về Hà Nội, bên cạnh vẻ đẹp hiện đại của một thành phố năng động thì đâu đó mang một vẻ đẹp cổ kính và bình dị. Ảnh: Hoài Lan
Tác phẩm “Tsukuru Tazaki không màu và những năm tháng hành hương”. Tác giả Ngân Minh Hà với dự án minh họa sách “Tsukura Tazaki không màu và những năm tháng hành hương” cho biết mình rất hy vọng có cơ hội được lắng nghe những tâm tư, những câu chuyện của mỗi người bởi ai cũng mang trong mình những tổn thương, niềm đau riêng. Ảnh: Hoài Lan
Trần Bảo Ngọc - tác giả của cuốn sách “Ngại gì mà không chơi?” cùng với những minh họa, hướng dẫn cách chơi những trò chơi dân gian - chia sẻ thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 hoành hành trên khắp mọi nơi. Ngày nay, trẻ em vì được tiếp xúc từ sớm với công nghệ nên đã trở nên quá lạm dụng với những thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính, họ dường như quên đi những trò chơi dân gian.Cô viết nên cuốn sách với hy vọng có thể tìm lại những giá trị và ý nghĩa vốn có của tuổi thơ. Ảnh: Hoài Lan
.
Cô bạn gốc Đức sống ở Việt Nam đã gần được 2 năm - Laura Sieber - bằng một chút hài hước, cô viết nên một cuốn sách theo phong cách nhật ký nói về những chuyến đi phiêu lưu của mình. Qua 12 poster với những kỹ thuật khác nhau: chụp ảnh, scan, cắt dán,... cô đã tạo nên những hình ảnh thật đẹp về đường phố và nhịp sống của người dân. Ảnh: Hoài Lan
Với Nhữ Thu Hương, cô đã thực hiện 3 thử thách cùng lúc: thiết kế poster, art journal và vẽ tranh minh họa trong suốt thời gian giãn cách vì COVID-19. Qua đó, đã cho ra đời “My design joy” để đánh dấu trạm nghỉ tạm thời đầy ý nghĩa sau 2 năm học, trước khi cô bước vào hành trình kế tiếp. Ảnh: Hoài Lan
Cuối cùng là dự án “32” của Trịnh Ngọc Hà. Cô đưa đến góc nhìn về sáng tạo của 32 người trong ngành trở thành hình hài những đồ vật quen thuộc. Qua hình thức nghệ thuật sắp đặt, triển lãm hướng tới việc giúp người tham gia hiểu rằng không có bất kỳ rào cản nào trong sự phát triển về mặt sáng tạo thuần túy của mỗi con người.. Ảnh: Hoài Lan
(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.