Triển lãm nghệ thuật “Chèo méo”: Cầu nối để thấu hiểu những tâm hồn đặc biệt

(Sóng trẻ) - Sáng 9/11, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội đã diễn ra triển lãm “Chèo méo” trưng bày các tác phẩm cá nhân của trẻ phổ tự kỷ và trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Triển lãm “Chèo méo” nằm trong cụm hoạt động Cung thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo tại Hà Nội năm 2024.

Triển lãm là hoạt động thường niên được tổ chức bởi Doanh nghiệp Xã hội Tòhe, với mục đích tạo ra một môi trường an toàn, tôn trọng sự đa dạng và bình đẳng dành cho trẻ thuộc phổ tử kỷ và trẻ em có nhu cầu đặc biệt. 

Tên gọi của triển lãm - “Chèo méo” là tên phiên âm tiếng Việt mà một bạn trẻ tự kỷ tạo ra tại lớp thực hành nghệ thuật Tòhe để kết nối, giao lưu với bạn bè trong lớp. Mỗi từ ngữ trong đó đều mang sắc thái biểu cảm riêng, với lối tư duy bản năng, xuất phát từ tương tác trực tiếp với môi trường và không bị ràng buộc bởi hệ thống quy ước ngôn ngữ phổ thông.

3-4.jpg

Các tác phẩm của nghệ sĩ tự kỉ được trưng bày tại triển lãm (Ảnh: Lê Linh)

Mỗi cá nhân đều có những cách khác nhau để thể hiện bản thân, có thể mã hoá thành hành vi, âm thanh, hình ảnh,...làm chất liệu cho nghệ thuật. Từ đó, nghệ thuật đóng vai trò như một ngôn ngữ chung, giúp trẻ tự kỷ giao tiếp và chia sẻ câu chuyện của mình với thế giới. Triển lãm "Chèo méo" là minh chứng rõ nét cho thấy nghệ thuật có thể là cầu nối tuyệt vời để thấu hiểu và kết nối với những tâm hồn đặc biệt.

6.jpg
Các tác phẩm hội hoạ được trưng bày tại triển lãm (Ảnh: Lê Linh)

 

Với sự đa dạng về chất liệu và hình thức, từ những bức tranh màu nước dịu nhẹ đến những tác phẩm sắp đặt đầy sáng tạo, triển lãm "Chèo méo" đã tạo nên một không gian nghệ thuật đa sắc màu, phản ánh thế giới nội tâm phong phú của trẻ tự kỷ.

Hoạt động tương tác trong triển lãm (Ảnh Lê Linh)
Hoạt động tương tác trong triển lãm (Ảnh Lê Linh)

 

Sau khi đón chào hàng ngàn lượt tham quan vào tháng 6 tại Hà Nội, lần này, Chèo méo thực sự trở thành một không gian nghệ thuật bao hàm, dành cho tất cả mọi người. Với nỗ lực gỡ bỏ các rào cản tiếp cận nghệ thuật, Chèo méo sẽ có những cải tiến về trưng bày thông tin và thiết kế không gian để đảm bảo thân thiện với mọi đối tượng, bao gồm người khiếm thị, người điếc, khiếm thính, người có rối loạn giác quan cũng như người sử dụng xe lăn…

Trong khuôn khổ triển lãm, ngày 15/11 sẽ diễn ra Workshop “Phù phù bước” cùng nghệ sĩ tự kỷ Phạm Đức Việt và Workshop Workshop “Mời bạn đến chơi (í a) cùng” cùng nghệ sĩ tự kỷ Vũ Nhật Tiến.

Triển lãm năm nay sẽ kéo dài từ ngày 9/11 đến 21 giờ ngày 17/11.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN