Triển lãm văn từ, văn chỉ: Nhìn lại nền Nho học dân tộc
(Sóng Trẻ) - Triển lãm “Một số hình ảnh văn từ, văn chỉ Thăng Long - Hà Nội và các vùng phụ cận” diễn ra tại nhà Tiền đường khu Thái học thuộc di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám từ ngày 24-1 đến 25-2.
Triển lãm trưng bày trên 130 hình ảnh chụp các văn từ văn chỉ, bản bia và hơn 100 hiện vật liên quan đến Nho học.
Nổi bật tại triển lãm là loạt hình ảnh về văn từ văn chỉ của mảnh đất đế đô Thăng Long “rồng cuộn hổ ngồi” - nơi giàu truyền thống khoa bảng bậc nhất của người Việt. Kiến trúc các văn từ văn chỉ Thăng Long - Hà Nội chia làm 2 loại: loại thứ nhất gồm từ một đến ba tòa nhà, mỗi tòa nhà từ ba đến bảy gian; loại thứ hai chỉ là bệ thờ lộ thiên. Đàn lộ thiên còn gọi là văn chỉ,có lợp mái gọi là văn từ. Văn từ thường lớn hơn văn chỉ,quy mô xây dựng nhỏ dần từ cấp huyện, tổng, đến xã thôn.
Bên cạnh đó triển lãm cũng lưu giữ lại nhiều hình ảnh văn từ văn chỉ của các vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên…. Chúng được xây dựng vào khoảng cuối thời Hậu Lê đầu thời Nguyễn, để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Làng hiếm người đỗ đạt thì thờ vọng các tiến sĩ làng khác hoặc Khổng Tử với mong muốn khuyến khích việc học của con em trong làng.
Sau khu trưng bày hình ảnh các văn từ văn chỉ là khu trưng bày những bức bản bia đá có khắc chữ Hán. Bia đá là một trong những hiện vật quý nhất còn lại trong văn từ văn chỉ. Đó là những pho sử liệu gốc, có tính xác thực, cung cấp nhiều thông tin về niên đại thành lập, công đức tu bổ qua các thời kỳ lịch sử.
Nài ra còn nhiều hiện vật gắn liền với Nho học cũng được đem tới triển lãm như: gánh sách, quang sách, ống nghiên bút mực, hộp đựng sắc phong, bộ từ điển Khang Hy…
Triển lãm thu hút đông đảo du khách trong và nài nước,đặc biệt là sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy rằng thế hệ trẻ ngày nay không hề thờ ơ với lịch sử nước nhà.
Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp dân tộc,giáo dục cho thế hệ mai sau truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa và trọng người hiền tài, làm tăng thêm lòng yêu nước và tự hào dân tộc, đưa lịch sử đến gần hơn với người trẻ. Triển lãm hứa hẹn là điểm đến thú vị trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
Triển lãm trưng bày trên 130 hình ảnh chụp các văn từ văn chỉ, bản bia và hơn 100 hiện vật liên quan đến Nho học.
Nổi bật tại triển lãm là loạt hình ảnh về văn từ văn chỉ của mảnh đất đế đô Thăng Long “rồng cuộn hổ ngồi” - nơi giàu truyền thống khoa bảng bậc nhất của người Việt. Kiến trúc các văn từ văn chỉ Thăng Long - Hà Nội chia làm 2 loại: loại thứ nhất gồm từ một đến ba tòa nhà, mỗi tòa nhà từ ba đến bảy gian; loại thứ hai chỉ là bệ thờ lộ thiên. Đàn lộ thiên còn gọi là văn chỉ,có lợp mái gọi là văn từ. Văn từ thường lớn hơn văn chỉ,quy mô xây dựng nhỏ dần từ cấp huyện, tổng, đến xã thôn.
Hình ảnh văn từ văn chỉ Thăng Long - Hà Nội
Bên cạnh đó triển lãm cũng lưu giữ lại nhiều hình ảnh văn từ văn chỉ của các vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên…. Chúng được xây dựng vào khoảng cuối thời Hậu Lê đầu thời Nguyễn, để thờ riêng những bậc khoa hoạn trong làng. Làng hiếm người đỗ đạt thì thờ vọng các tiến sĩ làng khác hoặc Khổng Tử với mong muốn khuyến khích việc học của con em trong làng.
Sau khu trưng bày hình ảnh các văn từ văn chỉ là khu trưng bày những bức bản bia đá có khắc chữ Hán. Bia đá là một trong những hiện vật quý nhất còn lại trong văn từ văn chỉ. Đó là những pho sử liệu gốc, có tính xác thực, cung cấp nhiều thông tin về niên đại thành lập, công đức tu bổ qua các thời kỳ lịch sử.
Bản bia ký các thời đại lịch sử
Nài ra còn nhiều hiện vật gắn liền với Nho học cũng được đem tới triển lãm như: gánh sách, quang sách, ống nghiên bút mực, hộp đựng sắc phong, bộ từ điển Khang Hy…
Nghiên mực, bút lông, ống cắm bút
Triển lãm thu hút đông đảo du khách trong và nài nước,đặc biệt là sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy rằng thế hệ trẻ ngày nay không hề thờ ơ với lịch sử nước nhà.
Các bạn trẻ chăm chú xem hiện vật thời Nho giáo
Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp dân tộc,giáo dục cho thế hệ mai sau truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa và trọng người hiền tài, làm tăng thêm lòng yêu nước và tự hào dân tộc, đưa lịch sử đến gần hơn với người trẻ. Triển lãm hứa hẹn là điểm đến thú vị trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
Nguyễn Thị Trang
Lớp Báo mạng điện tử K32
Lớp Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận