Triển lãm về Người Ba-na ở Kon Tum
(Sóng Trẻ) - Tối ngày 15/9, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền- Hà Nội) đã diễn ra buổi tọa đàm và triển lãm về người Ba- na ở Kon Tum.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS, TS. Andrew Hardy - Trưởng đại diện Viện viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội; PGS, TS. Lê Hồng Lý và GS. Nguyễn Huệ Chi. Đây là dịp các nhà nghiên cứu bàn luận, diễn giải về cuốn sách có nhan đề “Người Ba - na ở Kon Tum” (Viện viễn Đông Bác cổ và NXB Tri thức dịch xuất bản song ngữ Việt - Pháp) - một trong những công trình Dân tộc học đầu tiên của Việt Nam về các dân tộc thiểu số.
Những người tham dự buổi tọa đàm đã được các nhà nghiên cứu cung cấp những thông tin quý báu về phong tục tập quán, lối sống, tinh thần phong phú đầy chất thiên nhiên của người dân Ba-na, một dân tộc anh em trên dải chữ S nhỏ xinh. Đồng thời những nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh “Người Ba-na là một dân tộc tốt đẹp, chúng ta có thể học được ở họ nhiều thứ…!”
Cuốn sách Người Ba-na ở Kon Tum
Cùng với tọa đàm là một triển lãm hơn 30 bức ảnh tái hiện đời sống, không gian sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân Ba-na. Đó là chân dung những đứa trẻ Ba-na; hình ảnh của những người phụ nữ Ba-na tảo tần với công việc gia đình; hình ảnh mái nhà rông - không gian sinh hoạt văn hóa tình thần của cả buôn làng… Các hình ảnh được trưng bày tại triển lãm được lấy từ bộ ảnh đã được thể hiện trong tập sách “Người Ba-na ở Kon Tum”.
Xem ảnh triển lãm
Nhà Rông
Phụ nữ Ba-na
Không gian tinh thần
Tọa đàm và triển lãm Người Ba-na ở Kon Tum đã đem lại cho khán giả những thông tin đầy hữu ích. Đó cũng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu đối với tất cả các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Việt Nam!
Buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS, TS. Andrew Hardy - Trưởng đại diện Viện viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội; PGS, TS. Lê Hồng Lý và GS. Nguyễn Huệ Chi. Đây là dịp các nhà nghiên cứu bàn luận, diễn giải về cuốn sách có nhan đề “Người Ba - na ở Kon Tum” (Viện viễn Đông Bác cổ và NXB Tri thức dịch xuất bản song ngữ Việt - Pháp) - một trong những công trình Dân tộc học đầu tiên của Việt Nam về các dân tộc thiểu số.
Những người tham dự buổi tọa đàm đã được các nhà nghiên cứu cung cấp những thông tin quý báu về phong tục tập quán, lối sống, tinh thần phong phú đầy chất thiên nhiên của người dân Ba-na, một dân tộc anh em trên dải chữ S nhỏ xinh. Đồng thời những nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh “Người Ba-na là một dân tộc tốt đẹp, chúng ta có thể học được ở họ nhiều thứ…!”
Cuốn sách Người Ba-na ở Kon Tum
Cùng với tọa đàm là một triển lãm hơn 30 bức ảnh tái hiện đời sống, không gian sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân Ba-na. Đó là chân dung những đứa trẻ Ba-na; hình ảnh của những người phụ nữ Ba-na tảo tần với công việc gia đình; hình ảnh mái nhà rông - không gian sinh hoạt văn hóa tình thần của cả buôn làng… Các hình ảnh được trưng bày tại triển lãm được lấy từ bộ ảnh đã được thể hiện trong tập sách “Người Ba-na ở Kon Tum”.
Xem ảnh triển lãm
Nhà Rông
Phụ nữ Ba-na
Không gian tinh thần
Tọa đàm và triển lãm Người Ba-na ở Kon Tum đã đem lại cho khán giả những thông tin đầy hữu ích. Đó cũng là lời nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu đối với tất cả các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Việt Nam!
Bùi Hà Quỳnh
Lớp truyền hình K.29A2
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Lớp truyền hình K.29A2
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận