Trò chuyện về văn học Pháp: Marcel Proust
( Sóng trẻ )- Buổi tọa đàm “ Trò chuyện về văn học Pháp ”, giới thiệu tác phẩm “ Dưới bóng những cô gái đương hoa ”- tập 2 trong bộ “ Đi tìm thời gian đã mất ” của nhà văn Marcel Proust diễn ra lúc 18h ngày 27/12/2016 tại thư viện của Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace.
Các diễn giả tham gia tọa đàm có dịch giả Lê Hồng Sâm, TS ngữ văn Phùng Ngọc Kiên, TS Trần Ngọc Hiếu cùng đông đảo những độc giả yêu mến những tác phẩm văn chương của nhà văn nổi tiếng Pháp Marcel Proust.
Marcel Proust sinh ngày 10 tháng 7 năm 1871 tại khu phố Auteuil, nay thuộc quận XVI, Paris. Cha ông là bác sĩ, người mẹ thông minh, có học thức mà ông vô cùng yêu quý, thuộc một gia đình doanh nhân Do Thái giàu có. Theo nhà văn Graham Greene thì “ Proust là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất thế kỷ 20, giống như là Tolstoy của thế kỷ 19. Những nhà văn sinh ra cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 hầu như không ai tránh được hai nguồn ảnh hưởng lớn: Proust và Freud ”. Các tác phẩm của ông như “ dấu gạch nối của 2 thời kì trong nền văn học Pháp ”. Với bộ tiểu thuyết đồ sộ “ Đi tìm thời gian đã mất ”, Marcel Proust là một trong những tác giả có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền văn học thế giới thế kỷ 20.
Nhà văn Marcel Proust
“ Đi tìm thời gian đã mất ” được xuất bản trong khoảng thời gian 1913-1927. “ Đi tìm thời gian đã mất ” thực sự là một khởi thuỷ cho nền tiểu thuyết hiện đại với bút pháp mới lạ, những chủ đề được bàn luận sâu rộng, đầy chất thơ về nghệ thuật và triết học, về hồi ức và thời gian. Tiểu thuyết có tên trong hầu hết các cuộc bình chọn "100 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại" và luôn giữ thứ hạng cao trong danh sách các tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 do các tờ báo lớn như Times, Le Monde bình chọn.
Tiểu thuyết “ Dưới bóng những cô gái đương hoa ” là tập thứ 2 trong 7 tập của bộ tiểu thuyết đồ sộ “ Đi tìm thời gian đã mất ” của nhà văn Marcel Proust. Bối cảnh diễn ra chủ yếu tại Balbec - một thị trấn ven biển vùng Normandie. Trong phần này, người kể chuyện không chỉ có những khai sáng về nghệ thuật ( sân khấu, văn học, hội họa ) mà còn cả sự rung động của mối tình đầu. Những “ thiếu nữ đương hoa ” là nhóm các cô gái trẻ năng động, tràn trề sức sống. Bãi biển, lọng che nắng, nhà tắm nữ, khung cảnh bên bờ biển, những khía cạnh trực quan của cuốn tiểu thuyết đã gợi nên cảm hứng cho những họa sĩ trường phái ấn tượng, đặc biệt là Berthe Morisot. Tác phẩm đã giành giải ncourt vào tháng 12/1919.
Tiểu thuyết “ Dưới bóng những cô gái đương hoa ” do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành
Hồng Vân
Cùng chuyên mục
Bình luận