Trưng bày đồ chơi trung thu truyền thống tại Hoàng Thành Thăng Long

(Sóng trẻ) - Nhân dịp Tết Trung thu 2020, Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long trưng bày đồ chơi trung thu truyền thống gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Bên cạnh phố hàng Mã, phố đi bộ Hồ Gươm, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan khi dịp Tết Trung thu đang cận kề.
Bên cạnh phố hàng Mã, phố đi bộ Hồ Gươm, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan khi dịp Tết Trung thu đang cận kề.
Với chủ đề
Với chủ đề "Lung linh trăng rằm", không gian trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long được bài trí từ các vật phẩm gắn liền với dịp Tết Trung thu với nhiều màu sắc đa dạng.
Đèn Trung thu là đồ chơi vốn không thể thiếu trong đêm trăng rằm. Nhiều loại đèn được trưng bày như: Đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân,... được trang trí tỉ mỉ, đẹp mắt.
Đèn Trung thu là đồ chơi vốn không thể thiếu trong đêm trăng rằm. Nhiều loại đèn được trưng bày như: Đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân,... được trang trí tỉ mỉ, đẹp mắt.
Nổi bật trong đó là những mẫu đèn được nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng các nghệ nhân khôi phục như: Đèn cá chép, đèn con cua, đèn thỏ ngọc… Những chiếc đèn này được nhà nghiên cứu Trịnh Bách lấy mẫu tại các bảo tàng Pháp sau đó nghiên cứu và phục hồi.
Nổi bật trong đó là những mẫu đèn được nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng các nghệ nhân khôi phục như: Đèn cá chép, đèn con cua, đèn thỏ ngọc… Những chiếc đèn này được nhà nghiên cứu Trịnh Bách lấy mẫu tại các bảo tàng Pháp sau đó nghiên cứu và phục hồi.
Hằng năm, vào đêm trăng rằm tháng 8 âm lịch, mỗi nhà đều chuẩn bị một mâm cỗ Trung thu. Trước hết để thể hiện sự thành kính và biết ơn với tổ tiên, sau là hoạt động phá cỗ – một hoạt động đặc trưng, không thể thiếu mỗi dịp trung thu về. Mâm cỗ trung thu được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long có trọng tâm là chú chó được làm bằng tép bưởi. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Những loại quả, món ăn đặc trưng được bài trí trong mâm cỗ là bưởi, chuối, thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, na dai...
Hằng năm, vào đêm trăng rằm tháng 8 âm lịch, mỗi nhà đều chuẩn bị một mâm cỗ Trung thu. Trước hết để thể hiện sự thành kính và biết ơn với tổ tiên, sau là hoạt động phá cỗ – một hoạt động đặc trưng, không thể thiếu mỗi dịp trung thu về. Mâm cỗ trung thu được trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long có trọng tâm là chú chó được làm bằng tép bưởi. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Những loại quả, món ăn đặc trưng được bài trí trong mâm cỗ là bưởi, chuối, thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, na dai...
Tại đây, các em nhỏ có cơ hội được tìm hiểu các trò chơi dân gian cùng những kiến thức bổ ích về Tết Trung thu, qua đó giúp các em có một mùa Trung thu ý nghĩa.
Tại đây, các em nhỏ có cơ hội được tìm hiểu các trò chơi dân gian cùng những kiến thức bổ ích về Tết Trung thu, qua đó giúp các em có một mùa Trung thu ý nghĩa.
Chị Phạm Ngọc Linh (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ:
Chị Phạm Ngọc Linh (Quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Không gian trưng bày đồ chơi Trung thu tại Hoàng Thành Thăng Long được bài trí đẹp mắt, mang tính văn hóa cao. Các bé sẽ biết được mô hình trung thu ngày trước và hiện nay có những điểm gì giống và khác nhau. Không những thế còn biết được Trung thu có những trò chơi dân gian gì và nguồn gốc của những trò chơi đó đến từ đâu".
Bên cạnh các hoạt động triển lãm, du khách và trẻ em khi đến Hoàng Thành Thăng Long còn được trải nghiệm làm các loại bánh trung thu dưới sự hướng dẫn của phụ huynh, tình nguyện viên tại chương trình.
Bên cạnh các hoạt động triển lãm, du khách và trẻ em khi đến Hoàng Thành Thăng Long còn được trải nghiệm làm các loại bánh trung thu dưới sự hướng dẫn của phụ huynh, tình nguyện viên tại chương trình.
Các em được tự tay nhào bột, tạo khuôn và trang trí cho chiếc bánh trung thu của riêng mình.
Các em được tự tay nhào bột, tạo khuôn và trang trí cho chiếc bánh trung thu của riêng mình.
Các em còn được trải nghiệm làm một số đồ chơi truyền thống như: Đèn lồng giấy, đèn ông sao, đèn ông sư, đèn con thỏ, tô vẽ mặt nạ giấy bồi,...
Các em còn được trải nghiệm làm một số đồ chơi truyền thống như: Đèn lồng giấy, đèn ông sao, đèn ông sư, đèn con thỏ, tô vẽ mặt nạ giấy bồi,...
Em Lê Minh Anh (bên phải) bày tỏ sự hạnh phúc khi được tham gia làm bánh, tự tay làm đèn cù. Những hoạt động mà trước đây em chưa từng được trải nghiệm.
Em Lê Minh Anh (bên phải) bày tỏ sự hạnh phúc khi được tham gia làm bánh, tự tay làm đèn cù. Những hoạt động mà trước đây em chưa từng được trải nghiệm.

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN