Truyền hình thực tế Việt: Có thực tế?

(Sóng trẻ) - Chương trình X Factor phiên bản Việt ngay khi ra mắt khán giả trên kênh truyền hình quốc gia VTV3 đã lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Không phải thu hút vì chương trình hấp dẫn, mới lạ mà là vì một scandal “không ngờ đến”.Và một lần nữa, khán giả Việt lại tiếp tục đặt ra mối nghi ngờ về tính “thực tế” của các show truyền hình hiện nay

Không chỉ có X-Factor!

Ngay từ số phát sóng đầu tiên, X-Factor hứa hẹn sẽ là nhân tố mới mang lại “cơn gió” mát cho một tình hình hiện đang bão hòa các gameshow thực tế. Cái tên X-Factor chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với các fan truyền hình vì format mới lạ, hấp dẫp và đã thành công tại nhiều nước trên thế giới. Cùng với đó là hàng loạt thông tin nóng hổi về giám khảo, về một format mới lạ khi lần đầu tiên có phần thi dành cho nhóm nhạc. X-Factor – Nhân tố bí ẩn ngay từ đầu đã thu hút sự tò mò của công chúng

Và cuối cùng “Nhân tố bí ẩn – X Factor” đã có một màn ra mắt cực kỳ ấn tượng. Số đầu tiên của X-Factor đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía công chúng, hàng loạt bài viết ca ngợi số đầu tiên của X-Factor vì thế cũng tràn ngập trên các mặt báo. Các thí sinh tham dự trong số đầu tiên của X-Factor đa phần là những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn phần nào đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giá

406879ac8_anh_2_1.jpg
Tuy nhiên ngay sau đó, X-Factor lại dính vào vụ lùm xùm đằng sau sân khấu. Thí sinh Huyền Minh – mà tên thật là Anh Thúy – thành viên cũ của nhóm nhạc nữ Mây Trắng đã dựng lên một vở kịch về một cô phục vụ sau khi bị tai nạn đã để lại nhiều vết sẹo lên trên mặt nên cô phải dùng mặt nạ để che mặt. Màn trình diễn hay, đầy cảm xúc và nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả nhưng ngay sau đó lại bị chính các khán giả “vạch mặt”. “Màn trình diễn hội tụ đủ mọi yếu tố, duy chỉ có “thực tế” là không tồn tại mà thôi” – comment của một khán giả ngay sau khi xem xong số đầu tiên của X-Factor

Không chỉ có X-Factor, hàng loạt các chương trình truyền hình thực tế trước đó đều ít nhiều dính đến những scandal dàn xếp như thế này. Có thể kể đến những chương trình đã từng gây ồn ào vì những vụ lùm xùm phía sâu sân khấu như: Vietnam Idol, Vietnam next top model, Vietnam t talent, The voice... Không thể phủ nhận rằng chính những scandal lùm xùm phía sâu sân khấu đã thu hút được một lượng lớn khán giả theo dõi, kéo rating người xem tăng lên sau mỗi tập phát sóng vì thế mà giá quảng cáo xen giữa các chương trình truyền hình này đều ở mức cao ngất ngưỡng

Thực tế sẽ đi đến đâu

Có thể nói, cụm từ “Truyền hình thực tế” giờ đây đã không còn quá xa lại đối với khán giả Việt như những năm trước. “Bội thực các chương trình truyền hình thực tế’ – đó dường như là hiện trạng chung đối với các chương trình truyền hình hiện nay.

Bất cứ một chương trình nổi tiếng nào, có rating người xem cao ngất ngưởng nào trên thế giới thì đều được Việt Nam mua bản quyền và tiến hành phát sóng theo phiên bản Việt. Tuy nhiên, nếu như ở các phiên bản nước nài khác, các chương trình truyền hình thực tế thu hút khán giả nhờ nội dung hấp dẫn, mới lạ thì ở Việt Nam, các show truyền hình thực tế lại làm một điều hoàn toàn ngược lại. Không ít các khán giả nhận xét về chương trình thực tế phiên bản Việt là “càng xem càng chán, chỉ hứng thú với các vòng thi đầu, còn càng vào các vòng thi trong càng không hay và nhạt nhẽo”, các chương trình thực tế phiên bản Việt chỉ thu hút người xem ở các vòng thi đầu vì tính hài hước và “làm trò” của các thí sinh tham gia ở các vòng loại.

Tính “thực tế” là điều cần bàn ở các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam. Nguyên tắc của các show truyền hình thực tế đó là bảo đảm tính chân thật và khách quan, giảm thiểu đến mức tối đa những sắp xếp trước của đạo diễn chương trình, chính vì thế mà các show truyền hình thực tế ở nước nài luôn thu hút một lượng công chúng không chỉ trong nước mà còn là các khán giả ở khắp mọi nơi trên thế giới. Các show truyền hình thực tế ở nước nài, tuy vẫn có sự sắp xếp và biên tập của đạo diễn nhưng người xem vẫn cảm thấy hấp dẫn, thú vị và tự nhiên.

406879ac8_anh_1_1.jpg

Ở các show truyền hình thực tế tại Việt Nam, người ta thấy “chiêu trò” nhiều hơn là những giá trị thật. Nhưng vòng thi mở đầu thường là những vòng thi thu hút một lượng rating khán giả cao vì những màn trình diễn “cười ra nước mắt” của các thí sinh. Với Vietnam t talent thì có lẽ người ta sẽ không quên màn trình diễn của cô bé nói được “6 thứ tiếng” và màn giải thích “gây sóng gió” của mẹ của cô. Với chương trình Vietnam next top model thì có lẽ khán giả vẫn còn nhớ vụ kiện lùm xùm 5 tỷ đồng giữa thí sinh Hoàng Oanh và BTC, hay với The voice chắc có lẽ nội dung mới mẻ, hay ho vẫn không thể cứu vớt danh tiếng của chương trình khi lộ nghi án sắp xếp kết quả trắng trợn của BTC.

Và vẫn còn rất nhiều vụ scandal lùm xùm phía sâu sân khấu của các chương trình truyền hình thực tế không thể kể hết được. Chính vì thế mà niềm tin của khán giả vào các show truyền hình thực tế đã không còn nữa 

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm

“Và sẽ còn bao nhiêu vụ việc phía sau sân khấu bị phanh phui, không ai biết mà chỉ có người trong cuộc mới biết. Nhưng có một sự thật mà ai cũng biết, đó là các chương trình thực tế ở Việt Nam đều được sắp đặt một cách lộ liễu và thái quá, không thể phủ nhận chính những scandal đó mang lại “danh tiếng” cho các chương trình đó. Thế nhưng, nếu chỉ quan tâm đến những con số ảo mà không chú trọng chất lượng, các chương trình thực tế rồi cũng sẽ đến lúc tàn vì người xem đã chán với những chiêu trò của BTC...” Một chia sẻ của khán giả truyền hình trên facebook

Nhìn lại các chương trình thực tế khác, có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu như các scandal xảy ra thì BTC đều né tránh và không ai đứng lên chịu trách nhiệm chính. Scandal kiện tụng giữa thí sinh và BTC của mùa giải Vietnam next top model 2011 với số tiền lên đến 5 tỷ đồng rồi cùng “chìm xuồng” và đi vào dĩ vãng. Hoặc một ví dụ khác, đó là vụ lùm xùm của chương trình The voice năm nái khi nghi án lộ kết quả cùng với những bằng chứng xác thật được tung ra, ngay sau đó BTC đã cho tiến hành một cuộc họp báo với màn khóc lóc của nhà sản xuất âm nhạc Phương Uyên, khóc lóc rồi xin từ chức chứ chưa hề thấy trách nhiệm ở buổi họp báo này.

Cần nói thêm nữa, đó chính là trách nhiệm của VTV trong những vụ việc này, rõ ràng rằng việc “xã hội hóa” truyền hình là một xu thế tất yếu khi các chương trình thực tế chủ yếu là do các công ty đảm nhận, Tuy nhiên việc phát sóng trên VTV vẫn phải có sự đồng ý của nhà đài. Vì thế, câu chuyện trách nhiệm ở đây không chỉ từ phía nhà sản xuất mà còn ở đài truyền hình quốc gia. Thế nhưng, có lẽ lời xin lỗi và trách nhiệm là một việc làm quá xa xỉ đối với VTV – đài truyền hình quốc gia lớn nhất cả nước. 

Nguyễn Việt Nam
Lớp Truyền Hình K31A1
Ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN