Tự hào là người Xứ Thanh.

(Sóng Trẻ) - Tôi là đứa con của mảnh đất Thanh Hóa và đã có những lúc, tôi cảm thấy tự ti vì được sinh ra ở mảnh đất này, đặc biệt là khi đến với Hà Nội. Ở thủ đô, dường như người ta kỳ thị dân Thanh Hóa, ác cảm với những người sinh ra ở Thanh Hóa, như tôi. Bằng chứng rõ ràng nhất là khi đi xin việc làm thêm, ban đầu mọi người rất có thiện cảm với tôi. Nhưng khi tôi tự giới thiệu mình là người Thanh Hóa thì họ có cái nhìn khác hẳn, thái độ và cách cư xử của họ dành cho tôi cũng khác. Dù đi đến đâu, khi mọi người biết tôi là dân Thanh Hóa, họ cũng chẳng mấy mặn mà. 

Và, người ta thường gọi dân quê tôi là dân 36!

Tôi đâm ra ghét quê hương của mình vì lẽ đó. Người ta bảo dân Thanh Hóa lam lũ, sống bám đất thành phố quá nhiều, là ăn xin, ăn mày,… Tôi không biết như vậy là có lỗi không, hay việc người ta nghĩ dân Thanh Hóa như vậy là đúng hay sai. Tôi cũng không biết có điều gì tệ hơn về dân quê tôi mà người ta ngại không nói ra; Nhưng vì tôi là dân Thanh Hóa, tôi bị mọi người kì thị nên tôi cảm thấy tự ti khi sinh ra ở mảnh đất này.

Nhưng đó là câu chuyện của tôi một năm trước.

Ở quê tôi, nơi dải đất miền trung nắng cháy da nâu, có rất nhiều người bỏ quê đến những thành phố lớn kiếm sống. Họ làm những công việc chân tay vất vả: làm thuê, làm mướn, làm phụ hồ, nhiều người rong ruổi với gánh hàng đi khắp các con phố của Hà thành từ chiều đến tối mịt. Có những ông già, bà lão ăn xin, những đứa trẻ ăn mày. Họ vật vờ. Họ lam lũ. 

Ở làng quê ruộng vườn ít ỏi, người dân không có nhiều việc làm. Họ chủ yếu bám biển, nhưng đi biển thì ngày được ngày không. Cuộc sống quá ư vất vả, thu nhập lại thấp. Vì thế, ra thành phố là cách để họ kiếm sống. 
Sống hơn một năm ở đất Hà thành, mỗi lần lang thang đến những con phố của Hà Nội hay có dịp làm bài tập thực tế cho môn chuyên ngành của mình tôi được gần gũi những người lao động nhiều hơn. Tôi phát hiện ra trong những người lao động chân tay ấy có rất nhiều người là đồng hương của tôi. Tôi lắng nghe họ kể về cuộc sống tha hương của mình, nghe những vất vả, lam lũ hiện lên trên những tấm lưng còng, những làn da đen cháy nắng. Nghe họ than thở vì những lần bị công an, dân quân đuổi, nghe họ kể chuyện bị hắt hủi,.. nghe họ kể về những người xa lạ đã giúp đỡ họ lúc họ gặp khó khăn.

Có những người bước chân ra đất thành phố làm thuê ngay khi nhận được tin vui con vào đại học. Họ quảy trên vai gánh hàng rong là quảy cả tương lai của các con mình . Những gánh hàng rong ấy đã cho con họ được ăn học. Có những gia đình chuyển hẳn lên thành phố thuê trọ để kiếm sống. Có những ông bố, bà mẹ người Thanh Hóa đẩy những xe hàng dép nhựa nuôi hai con học đại học, một đứa cấp 3. Có những câu chuyện hiền như đất, có những cách nghĩ chân chất kiểu nhà quê, có những lời mời mọc mua hàng, có những nỗi buồn không dấu diếm. À, hóa ra người quê tôi như thế….!

Đến bây giờ nếu ai chế giễu tôi là dân 36. Tôi sẽ cảm thấy tự hào thật nhiều vì điều đó. Tôi sẽ mời họ một lần lang thang cùng tôi trên các góc phố của mảnh đất kinh kỳ mà lắng nghe cuộc sống với những ước mơ đẹp đẽ của người dân quê tôi. Tôi sẽ chỉ cho họ thấy nhiều bạn trẻ quê tôi được cắp sách đến trường từ những lam lũ, từ cái nhà quê bần hàn, nhếch nhác của cha mẹ các bạn ấy, chỉ cho họ thấy những người cha người mẹ ở quê tôi đang đánh đổi cuộc sống bình dị nơi quê nhà, hi sinh, vất vả vì tương lai của con.

Người bác họ của tôi đang nằm trong bệnh viện vì bị xe đâm khi đang đi bán dạo trên một con phố. Bác đang trong tình trạng nguy kịch. Ranh giới giữa sự sống và cái chết quá đỗi mong manh. Ông đã làm cái nghề này suốt mười mấy năm qua. Các con ông đã và đang được đến trường. Nhưng liệu mai này họ có được đến trường không khi bác tôi không còn sống mà tiếp tục công việc lam lũ ấy nữa!

Tôi đã biết yêu và trân trong những giọt mồ hôi rơi trên nhưng tấm thân gầy, những khuôn mặt cháy nắng. Năm năm, mười năm nữa thôi quê thôi sẽ có nhiều tri thức hơn. Họ sẽ không phải sống vật vờ, nghèo đói hay thậm chí là ăn xin, lọc lừa nữa. Bởi thế hệ đi trước, những người cha, người mẹ của họ bây giờ đã đi qua những vất vả cho cuộc đời họ rồi.

Tôi là dân 36 và bây giờ tôi hãnh diện vì điều đó.
                                                                                          Phạm Thị Nga
                                                                                        Lớp Báo In K31a1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN