Unisex: Cá tính hay phi giới tính!

(Sóng Trẻ) - Bắt nguồn từ phong trào Hajaruku của Nhật Bản từ những năm 70, trào lưu thời trang Unisex - thường được gọi là “thời trang phi giới tính” bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu năm 2005 và thực sự phát triển trong vòng hai năm trở lại đây. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về trào lưu ăn mặc này, đặc biệt là sự “biến tướng” của nó.

Bây giờ ra đường, nhiều bạn trẻ khiến người khác phải giật mình, trố mắt kinh ngạc vì không hiểu nổi kiểu cách ăn mặc, hành xử cũng như giới tính của các bạn là gì. Con gái đầu tóc ngắn hết cỡ, đi đứng khệnh khạng như một “boy” thực thụ, ăn to nói lớn, thậm chí còn sẵn sàng “văng miểng” đủ các loại từ ngữ chợ búa chỉ để... nói chuyện với bạn bè! Còn các cậu trai cũng không chịu kém cạnh khi cố tỏ ra yểu điệu nữ tính, hơn nữa còn cố “ép cân” để có được phom người “dây” gầy gò, mảnh mai, làm mất đi vẻ nam tính cần có.

Huyền Ly, sinh viên năm cuối Học viện Ngân hàng từ lâu đã khá nổi tiếng trong khoa bởi phong cách ăn mặc kiểu Unisex. Cao, gầy, gương mặt không quá xinh đẹp, nhưng bù lại qua cách dùng trang phục: từ quần áo, phụ kiện cho đến giày dép, đầu tóc Ly đều tạo được ấn tượng cho người đối diện. Tủ đồ của Ly không hề có bóng dáng của những bộ đồ nữ tính như váy, áo điệu đà, giày dép cao gót. Thay vào đó, Ly rất thích và chỉ mặc áo phông kiểu con trai, sơ mi nam cách điệu, quần tây ống côn thoải mái và đi giày dép không có gót để dễ vận động.

Có nhiều lý do để Ly lựa chọn cho mình phong cách trên: “Tính cách mình vốn rất hay chạy nhảy nghịch ngợm, ít khi chịu ngồi yên một chỗ. Do đó ăn mặc kiểu Unisex chính là lựa chọn ưu tiên của mình. Khi mặc Unisex, mình cảm thấy tự tin, thoải mái và khỏe khoắn hẳn lên. Mình cũng thử tập mặc đồ điệu hơn một chút, đi giày cao gót nữa nhưng mà khó chịu lắm. Có lẽ nếu chưa quá “dừ” thì mình cũng không thay đổi kiểu cách ăn mặc đâu”.

Cùng quan điểm với Ly, Mai Phương - sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết thêm: lý do mà Phương cũng thích mặc đồ Unisex một phần tại vì từ bé tới lớn bố mẹ hay mua đồ con trai cho Phương. Do đó Unisex đối với Phương cũng không còn quá xa lạ nữa.

Nếu như Phương và Ly được bạn bè và gia đình ủng hộ khi mặc trang phục Unisex, thì Đăng Hoàng, sinh năm 1990, hiện đang là nhân viên bán hàng của một shop thời trang tại Hà Nội lại bị gia đình phản đối kịch liệt. Lý do vì Hoàng là con trai, nhưng đầu tóc thì chải chuốt, mặc quần áo cứ bó sát vào người lại còn trang điểm mắt màu đen nữa. Ngay cả bạn bè đôi lúc cũng cảm thấy... hơi khó chịu với cách ăn mặc của Hoàng.

Thủy, bạn thân của Hoàng nói: “Mình chỉ thích con trai mặc đồ đúng kiểu con trai thôi, đơn giản như quần bò, áo phông chẳng hạn, chứ mặc theo kiểu  Unisex nhìn yếu ớt thế nào ấy.”

Bỏ qua lời khuyên của bạn bè cũng như “dọa dẫm” từ phía bố mẹ, Hoàng vẫn khăng khăng bảo vệ sở thích của mình, bởi “bên Nhật người ta mặc đồ như thế, thậm chí còn “nặng độ” hơn thì sao?”. Quá trung thành với Unisex, Hoàng suốt ngày chỉ chăm lo đến tóc tai xem đã “mất phom” hay chưa, có mốt gì không, dạo này béo lên bao nhiêu để còn ... giảm cân v.v.. Đến nỗi kỳ thi Đại học lần thứ hai sắp đến gần mà Hoàng cũng quyên bẵng.

Cô Thanh, mẹ của Hoàng phàn nàn: “Cô cũng không muốn cấm đoán gì cách ăn mặc của nó. Nhưng mà thấy nó suốt ngày chải chuốt trang điểm, quần áo lại cứ ôm sát vào người, lại còn không ăn uống đầy đủ nữa ai mà chả lo. Nó là con trai, cứ ăn mặc nói năng như mấy anh thanh niên thì có sao đâu. Con trai mà cứ như con gái, cô chả thích tí nào. Nói mãi nó chả nghe gì cả..”

Nguyễn Thùy Linh, một stylist của tạp chí 8X Đẹp! bày tỏ: “Thời trang Unisex giống như thời trang Tomboy, có nghĩa là cả hai giới đều mặc được. Unisex mang tính chất khỏe khoắn đối với nữ, mềm mại một chút đối với nam và chỉ phù hợp với lứa tuổi từ 25 trở lại. Khi các bạn không hiểu rõ về Unisex mà chỉ chạy theo nó như một dòng mốt thì rất dễ gây phản cảm. Unisex một cách thông minh, nghĩa là biết biến hóa nó cho phù hợp với nại hình và cá tính của mình mà không gây khó chịu cho người xung quanh.”

Có rất nhiều bạn trẻ đồng quan điểm rằng: Unisex nghĩa là mượn một chút “gu” của phe kia, giới tính kia chứ không phải là “bê nguyên xi” tất cả. Với trào lưu Unisex, con trai chải chuốt, bảnh bao, thậm chí hơi có vẻ điệu đàng không phải là điều xấu. Con gái năng động, khỏe khoắn, mạnh mẽ cũng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, không nên vì thế mà biến tướng để trở nên lập dị và lạc điệu. Nhìn rõ tính hai mặt của trào lưu này để tỉnh táo tìm cho mình những phong cách thời trang phù hợp, đồng thời thể hiện được cá tính bản thân, đó mới là sự lựa chọn thông minh của các bạn trẻ hiện đại!

 
Lê Na

Lớp Phát thanh K.26

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN