“Văn hóa” bệt trong ẩm thực đường phố Hà Nội

( Sóng trẻ)-Không quán che, không người phục vụ, thậm chí không... bàn, nhưng những hàng quán như vậy không biết từ bao giờ đã trở thành một nét đặc trưng rất riêng, in đậm trong tâm trí người Việt.

Có những điều thân thuộc, bình dị

Dạo quanh ngõ ngách Hà thành, không quá khó để chúng ta bắt gặp những hàng ăn mang phong cách rất Việt. Từ hàng chè, cháo, kem cho đến những món cầu kì như phở, bún, miến,... tất cả đều có thể sắp xếp gọn gàng trong quang gánh hay trên chiếc xe đạp giản dị.

Nếu đã có “thương hiệu”, người bán chỉ cần ngồi một chỗ, bày ra thúng những nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn để phục vụ thực khách. Những người còn lại thường phải gánh theo “quán ăn” của mình đi dọc phố phường. Mỗi khi có người gọi, người bán chỉ cần tìm một khoảng đất trống, ngả vài chiếc ghế nhựa nhỏ, như vậy đã trở thành một hàng ăn thực thụ.

510a30411_anh_1.jpg

 Gánh hàng rong có thể dễ dàng bắt gặp trên các phố phường

Không như những hàng quán sang trọng có cả một đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, khi đến với quán ăn bệt, thực khách phải tự tìm chỗ, tự bưng bê. Nếu chẳng may lơ đãng, bạn sẽ ngay lập tức bị người khác... chiếm chỗ.

Dân công sở và những người sống quanh khu vực đường Quán Sứ đã không còn lạ lẫm khi nghe nhắc đến hàng miến, bánh đa của cô Nụ. Mở hàng từ sáng sớm và chỉ dọn hàng khi nồi nước dùng đã cạn, “quán ăn” của cô lúc nào cũng đông khách. Hai vợ chồng cô cùng thoăn thoắt phối hợp nhịp nhàng, người trụng miến, chần rau, người nêm nếm gia vị và hoàn thành các khâu cuối cùng của bát bánh đa nn lành.

510a30411_anh_2.jpg

 Hàng bánh đa, miến của cô Nụ trên đường Quán Sứ

Chị Huế, một khách hàng quen của quán cô Nụ chia sẻ:

 


Bên cạnh đó, những hàng quán bệt còn rất phù hợp với nhiều bạn sinh viên. Bạn Thảo, sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội tâm sự: “Mỗi lần đi chơi, mình cùng bạn bè có thói quen ăn uống ở những hàng quán bệt và hàng rong. Đồ ăn ở đây vừa nn, vừa thoải mái, giá cả lại hợp lí với sinh viên nữa.”

Nếu là người Hà Nội thực thụ, bạn chắc chắn đã có đôi ba lần ngồi ăn ở những quán bệt như thế. Du khách phương xa hẳn sẽ ngạc nhiên nếu lần đầu chứng kiến cảnh ăn uống lạ kì đến vậy. Nhưng một khi được trực tiếp trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc này, đó sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ về vùng đất ngàn năm văn hiến.

Hàng quán bệt là “linh hồn” của ẩm thực đường phố Hà Nội

Có vô vàn lí do để cả người bán và người mua lựa chọn hình thức quán ăn bệt. Với một chiếc ghế làm bàn cùng vài chiếc ghế xếp tròn xung quanh, những hàng quán như thế đã in sâu vào ký ức của biết bao người. Mỗi khi đi xa, nhớ về phố phường Hà Nội, hình ảnh quán xá tưởng như không có gì đặc biệt lại chính là kỷ niệm khiến người ta cảm thấy bâng khuâng.

510a30411_anh_3.jpg

 Người bán hàng dọn hàng, chuẩn bị phục vụ thực khách

Đã gánh hàng bún riêu đi khắp phố cổ từ hơn 7 năm nay, cô Loan vừa nhanh tay chan thìa nước dùng vàng óng vừa tâm sự: “Phải gồng gánh vì không có chỗ ngồi, nhưng đừng tưởng vì thế mà bất tiện. Có những niềm vui mà chỉ có gánh hàng thế này mới có được. Mùa đông, khi người ta đang xuýt xoa vì lạnh mà gặp được gánh bún riêu của cô thì ngang với bắt được vàng. Mỗi người một ghế, ngồi bệt xuống vỉa hè, xì xụp hết bát bút thì cũng thấy ấm lòng”.

Có những hàng ăn vỉa hè mà thậm chí còn đông khách hơn cả những cửa hàng, quán ăn khang trang. Người sành ăn sẽ phải tìm đến tận phố Lương Ngọc Quyến để thưởng thức bát ốc, hay không quản ngại đường phố xa xôi để đến Ngõ Huyện hay Hàng Bồ, ăn bằng được bát cháo sườn thơm ngọt.

83fcec5d3_anh_4.jpg
Nhiều hàng quán vỉa hè thân thiện trên đất thủ đô

Ngày nay, nhiều quán cà phê vỉa hè cũng được mở ra. Dân nghiện cà phê không còn xa lạ với những cái tên như cà phê Nguyễn Du, cà phê Thọ... Ngồi ở những quán này, bạn có thể gọi cho mình một ly cà phê, vừa thưởng thức, vừa nhìn ngắm đường phố, đắm chìm trong không gian Hà Nội rất thơ mộng.
Không phải nói quá khi gọi những hàng ăn vỉa hè với danh xưng “văn hóa bệt”, bởi với nhiều người Hà Nội, những quán ăn này chính là linh hồn của Thủ đô, không thể mất đi mà cũng chẳng điều gì có thể thay thế được.

Thật thú vị biết bao khi giữa trưa hè oi bức, được ăn bát tào phớ màu trắng ngà, mát lạnh, sóng sánh nước đường mà người bán khéo léo múc trong chiếc thùng gỗ nhỏ, mỗi bát chỉ vài lượt óc đậu mỏng tang.
Hay giữa tiết thu hanh hao nắng và se se lạnh, được ngồi nhón từng nhúm cốm vòng xanh mướt thơm mùi hương lúa mới trong mảnh lá sen già mua của cô hàng cốm, bỏ vào miệng như thấy cả hương trời đất lan tỏa qua những hạt cốm dẹt, deo dẻo, mỏng manh. Rồi những tối mùa đông giá rét, ngồi quanh gánh hàng ngô nướng, khoai nướng trên vỉa hè mà hít hà, mà xuýt xoa trên tay bắp ngô non vừa nướng trên lò than hoa đỏ rực mà thấy ấm lòng, quên đi cái rét căm căm thổi đến từ phương Bắc.
Bác Vinh (54 tuổi, phố Hàng Gai) “Sống ở phố cổ từ lúc sinh ra đến giờ, với tôi hàng rong đã trở thành một phần kí ức. Một ngày không nhìn thấy các gánh hàng đi qua phố, ngày hôm ấy thế nào tôi cũng cảm thấy thiếu. Dù chẳng sang trọng nhưng chính nó là đặc trưng, là linh hồn cho văn hóa ẩm thực của thành phố này”.

Linh Chi
Đa Phương tiện k34A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN