Nghệ thuật Họa Kim Sa: Hình hài mới cho những giá trị dân gian

(Sóng trẻ) - Được phục dựng và cải tiến từ nghệ thuật Pháp Lam - Huế, nghệ thuật Họa Kim Sa là sự kết hợp độc đáo của kỹ thuật hiện đại và nét văn hoá truyền thống, mang đến hình hài mới cho những giá trị xưa.

Hoạ Kim Sa được cải tiến từ kỹ thuật Pháp Lan. Về kỹ thuật gốc, Pháp Lan xuất phát từ châu Âu. Khi du nhập vào Việt Nam, kỹ thuật này mang một cái tên mới là Pháp Lam - Huế, tồn tại ở Việt Nam chỉ khoảng 60 năm, và đã bị thất truyền. 

Sau gần 1 thế kỷ thất truyền, nhóm các bạn trẻ Họa Gấm đã tìm cách khôi phục kỹ thuật chế tác Pháp Lam và phát triển thành nghệ thuật mô phỏng với tên gọi Họa Kim Sa, trong đó họa là vẽ, kim là kim loại và sa là cát. 

Kỹ thuật Họa Kim Sa hiện nay không chỉ  được ứng dụng trong phục dựng nhiều loại tranh dân gian mà còn ứng dụng để tạo nên nhiều sản phẩm hiện đại khác… Kỹ thuật này đang dần thổi một làn gió mới vào những giá trị dân gian, góp phần gìn giữ và bảo tồn một nét đẹp cổ truyền của dân tộc cùng với những câu chuyện văn hóa từ ngàn đời. 

img_3373.PNG

Từng chi tiết trong các tác phẩm đều được nắn nót, trau chuốt cẩn thận để tạo ra những thành phẩm hoàn chỉnh và mang tính nghệ thuật cao. Công đoạn uốn dây đồng là phần quyết định trực tiếp đến tạo hình của tác phẩm. Dù dây đồng dẻo dễ uốn nhưng lại rất mảnh nên khó để tạo hình đúng theo ý muốn của người làm. Ảnh: NVCC

 

img_3346.PNG

Cát thạch anh - một trong những nguyên liệu chính tạo nên các sản phẩm Họa kim sa - được chọn lựa, điều chế kỹ lưỡng. Cát thạch anh được đưa về, tinh chế, nung luyện để đưa màu vào. Sau đó được xay nhuyễn để đạt đủ độ mịn, tạo ra kích thước hạt cát phù hợp với nghệ thuật Hoạ Kim Sa. Ảnh: Khánh Huyền 

 

img_3371.JPG

Công đoạn tạo hình cát màu trên sản phẩm cũng cần sự tỉ mỉ, khéo léo của tác giả. Bởi màu nhuộm cát khó tẩy xóa, nếu cát rơi ra ngoài phần cần tô, thậm chí có thể còn phải bỏ cả sản phẩm để làm lại từ đầu. Ảnh: Khánh Linh

 

aaaaaaaaaa.jpg

Theo chị Hoàng Anh, nếu muốn đưa nghệ thuật đã thất truyền này của Việt Nam quay lại phải làm sao cách thức thực hiện  đơn giản hơn, dễ tiếp cận và cũng phải dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên, sự cải tiến thu gọn này không làm mất đi vẻ đẹp của sản phẩm làm theo kỹ thuật cổ truyền, mà còn giúp các bước thực hiện trở nên dễ dàng hơn, nhiều người cũng có thể tự tay làm những sản phẩm trang trí ứng dụng trong cuộc sống. Ảnh: NVCC

 

img_3348.PNG

Cận cảnh những đường nét trong tranh Ngũ Hổ Thần Tướng được làm mới bằng kỹ thuật Họa Kim Sa. Bức tranh được thực hiện thủ công với 10 nghệ nhân liên tục làm việc trong hơn 400 giờ. Chia sẻ về bức tranh PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho rằng: “Có một điều hay là nhóm bạn trẻ gắn chủ đề với các dòng nghệ thuật dân gian. Ví dụ tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng, rồi tranh Làng Sình ở trong Huế,... Họ dùng chính những đề tài rất tế nhị, rất sâu sắc, rất tinh tế để ứng dụng kỹ thuật Họa Kim Sa, khiến nó vừa trở thành tinh hoa, vừa phát huy được nét truyền thống dân gian Việt Nam.” Ảnh: Khánh Huyền 

 

11111.jpg

Chị Hoàng Anh với mong muốn giữ gìn, phát triển văn hoá và làm sống lại giá trị nghệ thuật cổ. Để thực hiện điều đó, nhóm Họa Gấm tổ chức các workshop, talkshow, các buổi tọa đàm một cách chuyên nghiệp và bài bản để lan tỏa nghệ thuật này đến với công chúng hiện đại, đặc biệt các bạn trẻ. Ảnh: Khánh Linh

 

img_3342.PNG

Các sản phẩm được tạo ra trong workshop thường có tính ứng dụng cao như lót cốc, ốp điện thoại,... giúp các bạn trẻ có được thành phẩm ý nghĩa mang về sau khi đến trải nghiệm. Sản phẩm làm bằng kỹ thuật Họa Kim Sa cho thấy rõ những nét vẽ và hình ảnh kế thừa từ tranh dân gian, đặc biệt là những hình ảnh rồng, phụng hay những nét vẽ cong, xoắn ốc,... thường thấy trong các dòng tranh cổ. Ảnh: Khánh Huyền 

 

22222.jpg

Vốn văn hoá Việt Nam là một di sản và cần phải được phát huy, đó vừa là chất liệu, vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều người làm nghệ thuật. Với niềm đam mê văn hoá nghệ thuật cùng mong muốn gìn giữ văn hoá cổ Việt Nam, Nguyễn Hoàng Anh cùng các bạn trẻ nhóm Họa Gấm hy vọng đưa nghệ thuật cổ của các quốc gia kết hợp với văn hóa Việt Nam, tạo nên những sản phẩm mới mang nét đẹp hài hòa của sự giao thoa. Ảnh: Khánh Huyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN