Vàng Mười của sông: Kỳ 2- Trắng đêm theo dõi cát tặc trên sông Đà

(Sóng Trẻ)- Một đêm mưa tầm tã, khúc sông Đà chảy qua địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội) ầm ĩ tiếng tàu hút cát. Qua nhiều chốt mai phục với vô số “chim lợn mắt cú vọ” chúng tôi nằm phục kích trong khoang của một chiều thuyền đánh cá. Chiếc thuyền nhè nhẹ bơi giữa cơ man các tàu hút cát khổng lồ. Trắng một đêm theo dõi cát tặc.

Hành trình theo dấu cát tặc

Đây là cát tặc! Cát tặc 100% không còn phải nghi ngờ gì nữa”. ông Hùng trưởng thôn Sơn Hà (Ba Vì) khẳng định. Lý do mà ông Hùng đưa ra là đám cát tặc này không có giấy phép khai thác và chỉ khai thác chui vào ban đêm. Như vậy rõ là cát tặc rồi chứ còn gì nữa.

Chúng tôi bảo ông Hùng: “ Các bác làm đơn đi bọn cháu sẽ theo dấu nó”. Một ngày sau đơn được chuyển về Hà Nội tại tòa soạn. Nhóm PV lên đường với sự bí mật và vội vã.

Sau một giờ di chuyển từ Hà Nội, ông Hùng cùng với bà con ra đón phóng viên. Hành tung phải vô cùng giữ kín vì ở đây rất nhiều “tai mắt cú vọ” của các chủ lậu rải khắp nơi. Không cẩn thận là bị lộ ngay.

87e2760e6_1_34860.jpg
Chủ tàu ngang nhiên khai thác cát trước sự chứng kiến của PV

Điểm khai thác cát thuộc ngã ba sông nơi giáp ranh của 3 tỉnh: Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ. Mấy tháng nay không hiểu sao ùn ùn máy xúc, tàu cuốc kéo đến mà vây mà đánh khúc sông Đà. Con sông Đà vẫn bình yên và đầy lãng mạn như những áng văn thiên cổ hùng bi mà mặc cho tàu hút, tàu cuối rền rĩ suốt đêm.

Lên kế hoạch cẩn thận chúng tôi dự định đêm nay sẽ theo dấu cát tặc để ghi lại những hình ảnh, chứng cứ về hành vi khai thác cát trái phép trên khúc sông này. Chiều tản bộ vân ve xuống chơi với các thuyền “xin bữa cơm”. Trong câu chuyện vô tình các chủ lậu đã tiết lộ mánh khóe làm ăn ‘độc nhất vô nhị” của họ.

Đại để như sau: Do địa thế mà khúc sông này là nơi giáp ranh của 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ cho nên được gọi là ngã ba sông. Nắm được đặc điểm này các chủ lậu khai thác cát mới nghĩ ra một chiêu lách luật. Chẳng hạn khi chính quyền xã, huyện thuộc Ba Vì ra kiểm tra, tàu đứng giữa sông và chỉ cần dịch một ít tàu sang Phú Thọ là các cán bộ chịu chết vì nguyên tắc là địa phận xã nào thì xã ấy quản lý. Nắm được điểm yếu đó các tàu mặc sức tung hoành trên sông khiến cuộc sống của người dân hai bên bờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hút cát sạt lở đất, ô nhiễm tiếng ồn. Hằng ngày đều như vắt chanh 20h tối các tàu gác đèn làm việc, đến 8h sáng lại lặng lẽ rút đi. Cảm giác như ai đó đem tàu đến đặt giữa khúc sông rồi sáng ra lại thò tay vớt từng chiếc lên. Những chiếc tàu nối đuôi nhau đi ra hàng ra lối, không biển số. Người trên tàu tranh thủ xúc cát, đãi cát lọc sỏi.

87e2760e6_2_9010.jpg
Ông Hùng, trưởng thôn Sơn Hà dẫn PV đi mục thị cát tặc

Đêm đó 10h tối trời mưa tầm tã, trăng lấp sau mây, màn đêm tĩnh mịch. Vận động trong bữa rượu khô cả họng chúng tôi mới nhờ được một “chim lợn” đưa đi mục thị cát tặc móc ruột sông. Chim lợn này làm nghề đánh cá với một chiếc thuyền nhỏ, từ khi đưa tàu đến hút cát, sông bị ảnh hưởng cuộc sông bấp bênh anh ta mới chuyển sang làm canh gác cho chủ lậu. Thấy động hay người lạ, các chim lợn báo động cho nhau bằng cách chiếu đèn pha. Ngay lập tức cả khúc sông im bặt không một tiếng động, đèn tắt và các chủ lậu phi ra gây sự với “con mồi” vô tình lạc vào thiên la địa võng. Mỗi tối như thế chim lợn được chủ trả cho 500.000 VNĐ nhưng số đó chỉ bằng 1/200 lợi nhuận mà các chủ lậu thu về sau một đêm hút cát (khoảng 100 triệu đồng).

Nằm phục kích trong khoang thuyền bé, cẩn thận bọc chiếc máy quay 60x zoom. Chiếc thuyền nhè nhẹ đưa chúng tôi ra giữa khúc sông nơi có những con thuyền lớn đang ầm ĩ hút cát. Con thuyền lọt thỏm giữa những chiếc tàu hàng nghìn tấn cảm tưởng chỉ cần tàu trở mình một cái sóng cũng có thể đánh chìm thuyến. Trong tư thế như vậy chúng tôi đã kịp ghi lại những hình ảnh khai thác cát trái phép của đám cát tặc. Chúng khai thác từ 8h tối đến 8h sáng hôm sau. Tàu cuốc, tàu hút hoạt động hết công suất mỗi đêm ước cũng lấy đi hàng nghìn m3 cát.
Rạng sáng hôm sau khi bình minh ló rạng, một cảnh tượng hùng vĩ diễn ra: Ba mươi chiếc tàu hút cát nối đuôi nhau ra hàng ra lối trên dòng sông. Mây trên đỉnh núi, mặt trời lấp ló chiếu sáng hồng cả một dòng sông. Hình ảnh đẹp biết mấy nếu như những chiếc tàu kia không “ăn cắp’ tài nguyên đất nước. Một sự ăn cắp tráo trở.

00eb52656_4_14712.jpg
Những chiếc tàu nối đuôi nhau đem theo chiến lợi phẩm là hàng nghìn m3 cát, thứ vàng mười của sông Đà

Tiết lộ động trời của một “cú vọ”

Qua mối quan hệ quen, X nhận lời dẫn chúng tôi ra tiếp cận, tìm hiểu về các tàu hút cát đang rầm rầm nài sông tối, cách bờ của thôn Sơn Hà mấy trăm mét. Còn trẻ, “cú vọ” này nổi tiếng trong vùng xã Khánh Thượng (Ba Vì, Hà Nội). Nhiệm vụ của cậu là cảnh giới dưới nước, phối hợp với lực lượng canh gác trên bờ để “bảo vệ an toàn” cho các ông chủ. Các ông chủ cũng “dích” (tố cáo) nhau để người kia “chết” mà tranh giành lãnh địa, tranh giành các xới bán cát lậu được giá hơn, vì thế X càng trở nên có giá.

Cuộc trò chuyện với chúng tôi diễn ra trong đêm, khi X đi làm công việc của cú vọ kiếm tiền sống qua ngày. Với sự thận trọng của mình, thông tin X cung cấp cho chúng tôi (có băng ghi âm) chỉ là một bằng chứng xem xét chúng tôi muốn gửi đến cơ quan hữu trách để kiểm chứng và tìm cách xử lý các sai phạm.

87e2760e6_5_16041.jpg
Người dân mong mỏi từng ngày các cơ quan chức năng xử lý triệt để tình trạng trên, trả lại nguyên trạng cho khúc sông Đà

X: Mình chỉ đứng trông (canh gác) thôi. Một ngày 500.000 đồng tiền công nếu 2 người cùng canh gác thì 800.000 đồng. Sông này, không phải chỉ riêng chỗ này có tàu hút cát mà họ làm ở cả nhiều khúc. Dưới kia một người đứng ra bảo kê, trên này một người đứng ra bảo kê, dưới nữa lại có một người khác đứng ra bảo kê.

PV: Thế tức là nó chia ra từng khúc mà lấy cát?

X: Đúng rồi, có những hôm người ở khúc dưới gọi lực lượng kiểm tra xử lý đến chơi đểu người khúc trên, người khúc giữa gọi cán bộ đến chơi đểu người khúc sau. Nghĩa là lúc nào cũng có phải có người cảnh giác. Thứ nhất là nuôi “các ông” ở (...) rồi, thứ 2 là phải cảnh giới lẫn nhau vì sợ bị chơi đểu. Chính em là người đã từng dẫn cán bộ... đi bắt cát tặc, em biết mà. Cho nên ở tổ nào cũng thế, chỗ nào cũng thế, cũng có rất đông người cảnh giới.

Ông Nguyễn Hữu Thịnh - Chủ tịch xã Khánh Thượng - cho biết: Họ toàn khai thác lúc 1-2h sáng thì địa phương rất khó để xử lý. Mà họ khai thác theo kiểu cát tặc với phương tiện hiện đại, thậm chí họ thuê cả “dân xã hội” can thiệp. Cho nên nhiều lúc bảo anh em ra thì nói thật là phải bảo anh em cẩn thận hoặc không được ra. Theo phản ánh của bà con thì có việc bảo kê cho cát tặc. Bà con nhân dân và công an huyện có phản ánh là có người thu tiền “đầu mối”, người nào thu thì mình không nắm được. Họ dùng các lực lượng khác để thu. Xã Khánh Thượng có 3 thôn, nằm dọc khu vực sạt lở sông Đà. Tuy được xử lý kè rồi nhưng với tình hình hút cát sâu dưới lòng sông với khối lượng lớn thế này chẳng mấy đâu sẽ lở hết các khu đã kè. Xã chúng tôi rất mong muốn Bộ Công an, Công an địa phương nhanh chóng xử lý dứt điểm trình trạng này.

Ninh Vũ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN