Xe ôm công nghệ tại Hà Nội chật vật xoay xở chờ ngày được hoạt động lại

(Sóng trẻ) - Từ ngày 17/11, TP.HCM đã cho ứng dụng chở khách bằng xe máy hoạt động trở lại. Trong khi đó, tại Hà Nội nhiều lái xe ôm công nghệ phải chuyển sang giao hàng, ngồi vỉa hè, cổng bến xe vẫy khách "chui".

Hơn 4 tháng kể từ ngày sở GTVT Hà Nội có công văn ngừng hoạt động xe ôm công nghệ để tăng cường phòng chống dịch Covid -19, hình thức chở khách bằng xe máy đến nay vẫn chưa được hoạt động trở lại

anh-1-2.jpg
Các xe ôm công nghệ vẫn tập trung đông tại bến xe dù chưa chính thức được hoạt động lại

 

Ứng dụng bị đóng, thu nhập giảm sút, trong khi đó, chi phí xăng, ăn uống... tăng lên, nhiều tài xế phải tằn tiện từng bữa ăn để đủ chi phí trang trải cuộc sống. Không ít xe ôm công nghệ đã phải tìm một công việc khác để kiếm kế sinh nhai, số còn lại thì vẫn tiếp tục lái xe ôm bằng cách chờ ở những nơi dễ bắt khách. Tại các bến xe, bệnh viện, nhà ga những ngày này, người có nhu cầu không khó để gọi xe ôm mặc đồng phục đang chờ sẵn ở các cổng, vỉa hè, ngã tư đường.

anh-2-2.jpg
Hùng phải nhận giao hàng bên ngoài để trang trải cuộc sống

 

Anh Nguyễn Thanh Hùng (24 tuổi) chạy xe ôm công nghệ được 1 năm cho biết để trang trải cuộc sống trong những ngày này, anh phải xoay sở đủ nghề. “Giờ mới thấy chạy xe ôm bấp bênh quá, tôi đang tính sẽ học thêm một nghề khác rồi tìm công việc ổn định hơn. Nếu không chẳng may sau này lại thêm dịch bệnh khác, chẳng biết sống kiểu gì”, anh vừa nói vừa buộc nốt túi hàng của khách lên yên xe, chuẩn bị mang đi giao.

 

anh-3-2.jpg
Dương “bắt khách” dọc đường để kiếm thêm thu nhập


Tương tự anh Hùng, anh Hải Dương (25 tuổi) cũng chuyển sang giao đồ ăn để kiếm thêm thu nhập, nhưng vì trong ngày mỗi tài xế chỉ được phân một lượng nhỏ đơn hàng, nên anh vẫn kiếm thêm bằng cách chở khách bên ngoài: “Chờ mãi vẫn không thấy thông tin về việc xe ôm công nghệ ở Hà Nội được hoạt động nên tôi đành phải “bắt khách” dọc đường, bến xe… Có ngày giỏi lắm “bắt” được tầm 4 - 5 khách.”

Không chỉ nhiều xe ôm công nghệ “khốn đốn”, nhiều khách hàng cũng phải chật vật xoay sở trong những ngày ứng dụng gọi xe ôm chưa hoạt động. Chị Minh Chi (quận Đống Đa) đã mấy ngày đều phải đau đầu tìm cách di chuyển đến cơ quan vì xe máy cá nhân bị hỏng. "Có ngày tôi nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp chở, nhưng có ngày phải đi dọc đường mấy km để tìm xe ôm. Tôi không quen đi xe công cộng nên xe ôm công nghệ chưa được hoạt động lại khiến người như tôi gặp rất nhiều bất tiện trong việc di chuyển", chị nói. Cũng theo chị Chi vì khi gọi xe ngoài không có mức giá niêm yết như khi dùng ứng dụng, không ít lần chị bị “chặt chém” giá cao. "Mình đi một đoạn đường 4km nhưng phải trả tới 50.000 đồng, trong khi bình thường đặt trên ứng dụng chỉ khoảng 20.000 - 30.000 đồng", chị kể.

Theo nhiều hành khách, dịch vụ xe ôm công nghệ có những ưu điểm riêng như giá rẻ, tiện lợi và di chuyển dễ dàng vào những ngõ hẻm. Nhiều người thậm chí lựa chọn xe ôm công nghệ là phương tiện di chuyển chính, đặc biệt là nhóm khách nữ giới không giỏi hoặc không biết lái xe gắn máy. Có thể thấy việc chưa cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới hoạt động kinh doanh cũng như việc di chuyển của một bộ phận người dân thành phố.

Trước đó, dịch vụ xe ôm nói chung và xe ôm công nghệ nói riêng đã được yêu cầu ngừng khai thác từ cuối tháng 7 tại Hà Nội nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Từ 14/10, taxi công nghệ tại Hà Nội đã được hoạt động trở lại. Phát biểu trước báo chí, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho rằng hiện nay tình hình dịch trên địa bàn Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới trong cộng đồng ngày một tăng cao. Xe ôm công nghệ không đảm bảo giãn cách 5K và các biện pháp phòng, chống dịch khi tiếp xúc. Do đó để hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, loại hình này chưa thể hoạt động trở lại.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN