"Xiên bẩn" nở rộ, hại sức khỏe thế nào?

(Sóng trẻ) - Những quầy xe “xiên bẩn” bán lề đường luôn thu hút nhiều đối tượng, chủ yếu là học sinh sinh viên bởi vừa ngon vừa rẻ, nhưng “bổ” thì hoàn toàn không.

“Xiên bẩn” là cách nói vui chỉ những xiên que (cá viên, xúc xích, tôm,...) được bày bán tại vỉa hè gần các trường học, đối tượng phục vụ chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên. Đặc trưng của món ăn gây nghiện này là các xiên đều được chiên rán ngập dầu, chấm và ăn cùng tương ớt.  

Hầu hết tại các cổng trường học trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay luôn xuất hiện ít nhất 2 quầy xe bán xiên bẩn. Mô hình kinh doanh tự phát này đang được mở bán tràn lan để thu hút khách ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự tham gia, vào cuộc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Theo quan sát tại một điểm bán “xiên bẩn” trên đường Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội, các bạn học sinh sinh viên tới đây rất đông, nhất là buổi tối hoặc giờ tan tầm. Đa số các xe bán rong tự phát này thường có giá chung, chỉ từ 2 - 3 nghìn 1 xiên, ăn no nê thỏa thích cũng chưa đến 50 nghìn.

Ngoài ra, gói viên chiên, tương ớt đều không có tem mác, bao bì hay hạn sử dụng. Dầu rán thường được người bán sử dụng lại nhiều lần cho đến khi dầu chuyển sang màu đen. Hơn nữa, xiên còn được “tái sử dụng” và được bày bán ở ngay lề đường khiến đồ ăn luôn ám khói bụi của đường phố và xe cộ.  

Theo ghi nhận của phóng viên tại một quầy xe “xiên bẩn”, người bán đã chiết tương ớt cũ của khách trước vào chai nhựa và tiếp tục bán cho khách mới. 

unnamed-10.jpg
Người bán chắt tương ớt của khách trước để phục vụ cho những vị khách tiếp theo. (Ảnh: Thu Trang).

Bạn Ngọc Quang (23 tuổi) chia sẻ: “Mình ăn xiên bẩn mấy năm nay rồi. Mình biết xiên bẩn có hại cho sức khoẻ nhưng ngon và hợp túi tiền nên mình vẫn ăn. Hiện giờ mình cũng chưa thấy sức khoẻ mình bị sao cả”.

Bạn Anh Thư (Đại học Hà Nội) ăn “xiên bẩn” gần như mọi ngày cho hay: “Em thấy không bẩn đâu vì đồ ăn đều được chiên rán ngay trước mặt mình. Chiên đi chiên lại càng giòn càng ngon, ngày nào không ăn là thấy nhớ". 

Thông thường, các bạn trẻ vẫn chủ quan, không quá quan tâm đến hệ quả về sau khi ăn xiên bẩn, mặc dù biết thức quà chiều này không hề “sạch” nhưng ngon và rẻ thì vẫn ăn bất chấp. Chỉ khi gặp các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thì họ mới nhận thức được.

unnamed-11.jpg
Các em học sinh cấp 2 tại trường THCS Chu Văn An “ăn lót dạ” bằng xiên bẩn trước bữa trưa. (Ảnh: Thu Trang).

“Mình đã từng là khách quen của các quầy xe bán xiên bẩn nhưng từ khi bị ngộ độc và phải đi cấp cứu ngay sau khi ăn mình mới nhận ra đây là món ăn “bẩn" đúng nghĩa. Đa số là đồ hỏng, bỏ đi họ chế biến lại nên mình không bao giờ dám ăn lại nữa." - Ngọc Huyền (20 tuổi) chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học) cho biết, các sản phẩm này đều do người dân tự sản xuất, chưa có sự kiểm định và đảm bảo chất lượng VSATTP của các cơ quan có thẩm quyền.  

Lý giải cho việc tại sao “xiên bẩn" lại có giá thành rẻ như vậy, chuyên gia chia sẻ thêm: “Nguyên liệu không rõ nguồn gốc thường được làm từ thịt ôi, thiu. Sau khi chế biến và thêm các chất phụ gia, sản phẩm sẽ có màu sắc và mùi vị nịnh miệng”.

Thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao thường không còn giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, nếu tái sử dụng dầu ăn nhiều lần, hàm lượng chất béo chuyển hoá của món ăn đó sẽ tăng cao gấp 2-6 lần, là nguyên nhân gây là các bệnh lý tiêu cực cho sức khoẻ (máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,...). 

Chất Acrolein trong dầu mỡ cháy tăng cao không chỉ gây ngộ độc, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, hệ tiêu hoá mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư, béo phì,...

unnamed-12.jpg
Chảo dầu đã ngả màu đen những vẫn được người bán tiếp tục sử dụng để chiên rán phục vụ khách. (Thu Trang).

Hiện nay, khi an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được toàn xã hội quan tâm thì đâu đó, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc vẫn đang được bày bán tràn lan trên khắp các con phố. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, mỗi người cần tạo dựng thói quen ăn các thực phẩm lành mạnh, nâng cao nhận thức về việc sử dụng các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN