“Nữ quyền không có nghĩa là hạ thấp đàn ông”

(Sóng trẻ) - “Thực ra phong trào nữ quyền giúp cho phụ nữ ngày càng dễ chịu hơn, cải thiện hơn, giúp cho nam giới thông cảm hơn cho những người phụ nữ liên quan đến mình”.

Đây chính là ý kiến của bà Hoàng Tố Mai – TS. Văn học trong Tọa đàm trực tuyến “Nhà văn bàn về giới” do Ơ kìa Hà Nội và Thư viện Ơ kìa tổ chức vào ngày 12/9/2021.

t1.png
Tọa đàm trực tuyến “Nhà văn bàn về giới” là một sáng kiến của Ơ Kìa Hà Nội và Wise, tiếp cận với công chúng thông qua nghệ thuật và kết nối giữa nghệ sĩ với công chúng khi cùng chung chủ đề. (Ảnh: BTC)

 

Sự kiện hoạt động nằm trong chuỗi dự án sử dụng nghệ thuật nhằm nâng cao nhận thức về Bình Đẳng Giới, xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới do Ơ Kìa Hà Nội và Wise đồng tổ chức và được tài trợ bởi Australian Aid cùng Investing In Women. Là phần đầu tiên của chuỗi nghệ thuật trực tuyến bao gồm 3 hạng mục: văn chương, mỹ thuật, điện ảnh.

t2.png
Tham gia tọa đàm có Nhà nghiên cứu – TS. Văn học Hoàng Tố Mai, Nhà báo – nhà phê bình Trần Tiễn Cao Đăng, Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cùng nhiều nhà văn nổi tiếng khác. Đây cũng chính là cơ hội để những người yêu thích văn chương, đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, tổ chức sự kiện, xây dựng dự án cộng đồng,… được cùng gặp mặt, lắng nghe, hỏi đáp với các diễn giả văn chương về chủ đề “giới”.(Ảnh chụp màn hình)

 

Đề cập đến vấn đề cả nam và nữ sẽ cùng tương tác tạo ra cuộc sống chung hòa bình, diễn giả Hoàng Tố Mai đã tập trung vào hai vấn đề được đề cập đến trong nhiều thập kỷ gần đây, về những hình dung của phụ nữ trong văn học của nhà văn nam giới và nữ giới. Ngoài ra, bà cũng đặt thêm câu hỏi “Liệu có phải đàn ông và phụ nữ khác nhau về bản chất do yếu tố sinh học hay họ khác nhau vì được kiến tạo mang tính xã hội?”

Bàn về những hình dung của phụ nữ trong văn học của nhà văn giới tính nam và giới tính nữ. TS. Hoàng Tố Mai đặt nghi vấn “phải chăng góc nhìn của nhà văn nam và nhà văn nữ với hiện tượng xã hội sẽ khác nhau?”.  Bà cho biết đây không phải là luận điểm mới của riêng mình, vì từ nhiều thập kỷ nay người ta đã bàn luận đến.

t3.png
Nhà nghiên cứu Hoàng Tố Mai và Nhà văn Y Ban bàn luận về hình tượng người phụ nữ trong kết thúc của tác phẩm “Không có vua” của NV Nguyễn Huy Tiệp

 

Làn sóng nữ quyền thứ 3 người ta sẽ tập trung phán xét lại những định kiến giới mà tưởng như đã hằn sâu vào trí não của con người. Đôi khi, không nên bám vào những khuôn mẫu giới trong quá khứ vì thời cuộc đã khác. Khi người ta ý thức được trong đầu có những khuôn mẫu giới đã hằn sâu từ lúc thơ bé và muốn thay đổi, thì rất có thể sự phán xét lại những khuôn mẫu giới xưa cũ đó sẽ giúp cuộc sống của phụ nữ được sống thoải mái hơn, nhà báo Trần Tiễn Cao Đăng bày tỏ quan điểm.

t4.png
Nhà văn Đỗ Bích Thúy chia sẻ quan điểm về sự khác nhau trong góc nhìn của nhà văn nam và nhà văn nữ trước hiện tượng xã hội.(Ảnh chụp màn hình)

 

Kết thúc buổi tọa đàm Nhà văn Đỗ Bích Thúy đã khép lại bằng một trăn trở về thay đổi những định kiến “giới”, mở ra nhiều nghi vấn: “Vượt qua được ranh giới hay không? Ranh giới này một mặt là do tâm sinh lý sinh ra mặt khác cũng là do xã hội nhồi vào đầu chúng ta rằng, người nam thì phải thế này, người nữ thì phải thế kia”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN