6 chuyên ngành đào tạo tại khoa Phát thanh – Truyền hình

(Sóng Trẻ) - Với 6 chuyên ngành đào tạo cùng đội ngũ giảng viên giàu kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, khoa Phát thanh – Truyền hình được đánh giá là đơn vị đào tạo nguồn nhân lực báo chí – truyền thông hàng đầu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trải qua 41 năm xây dựng và phát triển, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn khẳng định mình là một trong những đơn vị hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành báo chí – truyền thông nước nhà. Nơi đây đã sản sinh ra những thế hệ nhà báo, phóng viên, biên tập viên có trình độ chuyên môn, tâm huyết, tận tụy với nghề.

cdb8b9f21_anh_1.jpg

Các thế hệ giảng viên khoa Phát thanh – Truyền hình trong buổi lễ gặp mặt nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 (Nguồn ảnh: Fanpage khoa Phát thanh – Truyền hình)

Hiện nay, khoa Phát thanh – Truyền hình có quy mô đào tạo lớn nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với 6 chuyên ngành đào tạo, cấp đào tạo , 32 lớp/ năm và hơn 1.500 sinh viên, học viên theo học. Đội ngũ giảng viên 25 thầy cô đều có trình độ thạc sỹ trở lên, cụ thể có 3 PGS.TS; 9 tiến sĩ, 4 giảng viên đang học NCS và 9 thạc sĩ.  

cdb8b9f21_anh_2.jpg

Các thầy cô khoa Phát thanh – Truyền hình tại ngày hội tư vấn tuyển sinh AJC Open Day 2019 (Nguồn ảnh: Fanpage khoa Phát thanh – Truyền hình)

Khoa đào tạo sinh viên thuộc 6 chuyên ngành, bao gồm: Báo Truyền hình, Báo Truyền hình chất lượng cao (CLC), Báo Phát thanh, Báo mạng điện tử, Báo mạng điện tử chất lượng cao (CLC) và Quay phim truyền hình.

Báo Truyền hình

Sinh viên tham gia học tập chuyên ngành Báo Truyền hình tại khoa Phát thanh – Truyền hình được đào tạo các kỹ năng chuyên môn về tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình, các bản tin, phóng sự, các gameshow giải trí,… tại các Đài truyền hình. Bên cạnh đó, góp phần sản sinh ra những MC, biên tập viên, đạo diễn truyền hình cũng là một lĩnh vực đào tạo của chuyên ngành này.

cdb8b9f21_anh_3.jpg

Sinh viên tham gia các hoạt động thực hành khi học tập chuyên ngành Báo truyền hình (Nguồn ảnh: STV – Câu lạc bộ truyền hình sinh viên)

Sinh viên Truyền hình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền nổi tiếng năng động, chuyên nghiệp và sáng tạo. Tại đây, các bạn có cơ hội thực hành kỹ năng nghiệp vụ tại các trường quay ảo, studio được đầu tư chỉn chu. Đặc biệt CLB Truyền hình sinh viên STV trực thuộc quản lý của khoa Phát thanh – Truyền hình là nơi rèn nghề đích thực, mang đến cho bạn cơ hội học nghề ngay từ năm nhất, đánh dấu sự ra đời nhiều sản phẩm đầu tay của các thế hệ sinh viên.

cdb8b9f21_anh_4.jpg

Studio được Học viện đầu tư là nơi thực hành của các bạn sinh viên (Nguồn ảnh: Fanpage khoa Phát thanh – Truyền hình)

Báo Truyền hình chất lượng cao (CLC)

Với chuyên ngành Báo Truyền hình chất lượng cao (CLC), sinh viên được đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn so với hệ chuẩn, thường xuyên được giảng dạy bởi các thầy cô lãnh đạo trong khoa, những thầy cô có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo tại nước nài. 

Để được học tập tại Báo Truyền hình hệ Chất lượng cao, sinh viên cần có vốn nại ngữ tốt bởi ít nhất 20% số tín chỉ sẽ được dạy bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội học tập nâng cao tại nước nài.

Báo Phát thanh

Bên cạnh Báo Truyền hình, Báo Phát thanh cũng là một chuyên ngành đào tạo được đánh giá cao tại khoa Phát thanh – Truyền hình. Đây là cái nôi ra đời của nhiều phát thanh viên nổi tiếng, những thế hệ học tập tại Báo Phát thanh hiện đang đảm nhận công việc tại các Đài Phát thanh trên cả nước.

Một số chương trình học tập nổi bật của chuyên ngành Phát thanh có thể kể đến như: Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, phát thanh trực tiếp, dẫn chương trình phát thanh, âm nhạc – tiếng động phát thanh,…

Với riêng chuyên ngành Báo Phát thanh, các thầy cô tham gia giảng dạy đều có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, sinh viên luôn không ngừng học hỏi và trau dồi các kỹ năng cần thiết. 

cdb8b9f21_anh_5.jpg

Câu lạc bộ Phát thanh Sóng Trẻ - Sóng Trẻ Radio (Nguồn ảnh: Sóng Trẻ Radio)

Không chỉ học từ thầy cô, các bạn sẽ có cơ hội từ các anh chị khóa trên, các bạn cùng đam mê tại Câu lạc bộ Phát thanh Sóng Trẻ (Sóng Trẻ Radio). Đây là nền tảng ban đầu giúp bạn từng bước được tiếp xúc với môi trường Phát thanh chuyên nghiệp, học tập kỹ năng biên tập tin bài, kỹ thuật dựng các số radio,…

Báo mạng điện tử

Hiện nay, các nền tảng báo mạng điện tử ngày càng phát triển, nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dùng trên các nền tảng này ngày càng tăng cao. Báo mạng điện tử - một trong 6 chuyên ngành đào tạo của khoa Phát thanh – Truyền hình luôn song hành cùng sự phát triển mạnh mẽ này. 

Chương trình học Báo mạng điện tử mang đến cho sinh viên những kiến thức về sản xuất tác phẩm báo mạng điện tử, kỹ năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật và phần mềm trong truyền thông, kỹ năng phát hiện và thu thập đề tài, thiết kế và quản trị web,… Báo mạng điện tử là một lĩnh vực không ngừng phát triển, sinh viên theo học chuyên ngành này có cơ hội làm việc ở nhiều trang tin điện tử, nền tảng báo chí trên internet,…

Báo mạng điện tử chất lượng cao (CLC)

Tương tự như Báo Truyền hình chất lượng cao (CLC), sinh viên theo học hệ đào tạo chất lượng cao của chuyên ngành Báo Truyền hình cần có vốn nại ngữ tốt. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kiến thức chuyên sâu về báo mạng, có khả năng áp dụng những kiến thức đã học để thực hành, mở rộng cơ hội học tập nâng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Với chuyên ngành Báo mạng điện tử, trang tin điện tử Sóng Trẻ News sẽ chắp bút cho những bài viết đầu tiên của bạn. Là một trong những niềm tự hào của khoa Phát thanh – Truyền hình, Sóng Trẻ News là một môi trường nghiệp vụ hữu ích, thiết thích, giúp bạn nắm được các bước cần thiết trong quá trình sản xuất tác phẩm báo mạng điện tử, tự tay hoàn chỉnh những bài viết của riêng mình.

5c1943f19_anh_6.jpg

Sóng Trẻ News – CLB giúp bạn thỏa mãn đam mê với báo mạng điện tử (Nguồn ảnh: Fanpage Sóng Trẻ)

Quay phim truyền hình

Là một trong những hoạt động chủ chốt, góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tác phẩm báo chí, quay phim truyền hình đã trở thành một ngành đào tạo chuyên sâu, thu hút nhiều sự chú ý của nhiều học sinh, sinh viên tại khoa Phát thanh – Truyền hình. Sinh viên sau tốt nghiệp chương trình học có cơ hội trở thành những quay phim chuyên nghiệp, làm việc tại Đài truyền hình, phụ trách việc quay dựng tại các công ty truyền thông, quảng cáo,…

Khoa Phát thanh – Truyền hình được đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, tạo một môi trường thuận lợi cho các sinh viên Quay phim được thực hành với máy quay chuyên nghiệp, chọn góc quay, bắt đầu thực hành sản xuất các tác phẩm, video clip với vai trò một quay phim.

2 chuyên ngành Báo Truyền hình và Quay phim Truyền hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Câu lạc bộ truyền hình sinh viên STV là điểm đến của các bạn sinh viên học tập 2 chuyên ngành này.

Với 6 chuyên ngành đào tạo, đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn, tận tâm với nghề, sinh viên năng động và sáng tạo, khoa Phát thanh – Truyền hình luôn dẫn đầu về chất lượng đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tỉ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành học luôn đạt mức cao, nhiều công trình nghiên cứu đạt thành tích xuất sắc.

Ghi nhận những đóng góp đáng tự hào của thầy và trò, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, khoa Phát thanh – Truyền hình đã vinh dự nhận được Huân chương lao động hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng.

5c1943f19_anh_7.jpg

Khoa Phát thanh – Truyền hình vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Ba nhân kỷ niệm 40 năm thành lập khoa

Khoa Phát thanh – Truyền hình là điểm đến lý tưởng của các học sinh, sinh viên có đam mê sản xuất các chương trình truyền hình, các tác phẩm phát thanh, báo mạng điện tử hay với kỹ thuật quay phim. Phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh của khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ sớm được công bố trong thời gian tới.

Phương Qúy



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN