61% phụ nữ Việt Nam lao động ở nước nài quay về nước mỗi năm
(Sóng trẻ) Đó là những số liệu thống kê từ dự án nghiên cứu “Những vấn đề lao động nữ gặp phải sau khi chấm dứt hợp đồng làm việc ở nước nài” được công bố chiều ngày 21/3 trong hội thảo “Chuyên đề phụ nữ và vai trò lãnh đạo”. Đây là một trong 4 dự án nghiên cứu được công bố thu hút sự quan tâm trong buổi làm việc.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án này, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 lao động nước nài quay về nước. Trong đó phụ nữ chiếm số đông, chỉ riêng tính số lao động sang Đài Loan làm việc, nữ giới đã chiếm tới 61%. Chính sách đối với lực lượng lao động trưởng thành về tay nghề ở nước nài được rất nhiều người quan tâm.
Các dự án trên đều được tài trợ bởi UNDP – chương trình phát triển liên hợp quốc và Bộ Nại giao. Mục đích chính dự án là nhằm tạo cơ hội cho các nữ cán bộ có cơ hội làm công tác nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vấn đề bình đẳng giới tại Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề bình đẳng ấy được đánh giá trên phương diện vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các cơ quan nhà nước. Đánh giá về các dự án, bà Jean Munro tỏ ra rất hài lòng khi mà chỉ trong vòng 6 tháng các dự án đã có thể hoàn thành và có những số liệu, nghiên cứu hết sức thuyết phục.
(Ảnh minh họa)
Buổi hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình lãnh đạo nữ Cambridge – Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hội thảo do Jean Munro, Chuyên gia tư vấn cấp cao, UNDP, Dự án nâng cao năng lực lãnh đạo nữ, Tiến sĩ Trần Thị Minh Thi, Chuyên gia tư vấn, dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo nữ chủ trì.
Hội thảo sẽ tiếp tục với những báo cáo đề tài khác mang tính chất bổ sung về cơ hội thăng tiến của phụ nữ cũng như sự trở lại của vấn đề “bình đẳng giới” ở Việt Nam vào ngày 22/3 tại khách sạn Sunway, 19 Phạm Đình Hổ, Hà Nội.
Theo kết quả nghiên cứu của dự án này, mỗi năm Việt Nam có khoảng 300.000 lao động nước nài quay về nước. Trong đó phụ nữ chiếm số đông, chỉ riêng tính số lao động sang Đài Loan làm việc, nữ giới đã chiếm tới 61%. Chính sách đối với lực lượng lao động trưởng thành về tay nghề ở nước nài được rất nhiều người quan tâm.
Các dự án trên đều được tài trợ bởi UNDP – chương trình phát triển liên hợp quốc và Bộ Nại giao. Mục đích chính dự án là nhằm tạo cơ hội cho các nữ cán bộ có cơ hội làm công tác nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vấn đề bình đẳng giới tại Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề bình đẳng ấy được đánh giá trên phương diện vai trò lãnh đạo của phụ nữ trong các cơ quan nhà nước. Đánh giá về các dự án, bà Jean Munro tỏ ra rất hài lòng khi mà chỉ trong vòng 6 tháng các dự án đã có thể hoàn thành và có những số liệu, nghiên cứu hết sức thuyết phục.
(Ảnh minh họa)
Thông qua những buổi hội thảo và những dự án nghiên cứu có tính chất tương tự, các đại biểu tham dự đều mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ nhiều hơn nữa.
Buổi hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình lãnh đạo nữ Cambridge – Việt Nam, nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hội thảo do Jean Munro, Chuyên gia tư vấn cấp cao, UNDP, Dự án nâng cao năng lực lãnh đạo nữ, Tiến sĩ Trần Thị Minh Thi, Chuyên gia tư vấn, dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo nữ chủ trì.
Hội thảo sẽ tiếp tục với những báo cáo đề tài khác mang tính chất bổ sung về cơ hội thăng tiến của phụ nữ cũng như sự trở lại của vấn đề “bình đẳng giới” ở Việt Nam vào ngày 22/3 tại khách sạn Sunway, 19 Phạm Đình Hổ, Hà Nội.
Thu Hường – Đỗ Dung
Báo mạng điện tử K31
Báo mạng điện tử K31
Cùng chuyên mục
Bình luận