8 điều cần nhớ khi đặt và biên tập đầu đề tác phẩm

(Sóng Trẻ) - Tiêu đề là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm báo chí, là tín hiệu giúp độc giả nhận diện và đọc tác phẩm đó trên báo, tạp chí. Đặt đầu đề là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo. Bài báo rất hay nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả. 


Đầu đề phải thể hiện rõ nội dung cốt lõi, đúng tinh thần bài viết

Trong báo chí, tiêu đề thường được biết tới nhiều hơn dưới tên gọi là “tít”. Viết tít là một công việc khó khăn và phóng viên là người đặt “tít” lần thứ nhất cho tác phẩm của mình. Nhưng không phải lúc nào người viết cũng đặt được một đầu đề hay, trong nhiều trường hợp việc viết “tít” thường được giao cho một phóng viên kỳ cựu, biên tập sau khi tác giả hoàn thành phần nội dung bài báo. Dưới đây là những điều mà phóng viên, biên tập viên cần chú ý khi đặt đầu đề để tác phẩm của mình hấp dẫn người đọc ngay từ ban đầu.

Một số phóng viên, nhà báo có thói quen viết tiêu đề sau khi hoàn thành bài viết, mục đích là từ bài viết có thể cô đọng thành một đoạn, từ một đoạn cô đọng thành một câu, câu đó chính là tiêu đề, nó sẽ bao quát toàn bài. Đó là cách làm an toàn khi đặt tiêu đề cho tác phẩm của mình. Nhà báo không nên phóng đại so với những gì bài viết có. Việc phóng đại đầu đề làm độc giả có cảm giác bị lừa khi đọc bài báo. Những tờ báo như vậy sẽ mất dần độc giả.

Đầu đề phải mang tính khách quan

Một bài báo có giá trị trước hết phải khách quan, trung thực. Cái tôi tác giả là điều quan trọng để thể hiện năng lực nhà báo nhưng không vì thế mà đưa quan điểm cá nhân áp đặt vào trong bài viết, nhất là tiêu đề.

Nên dùng những từ ngắn gọn, dễ hiểu, chuẩn mực và có sức biểu cảm

Để nói về các chi tiết, sự kiện trong bài viết, chúng ta hãy chọn từ ngữ thật ngắn gọn, súc tích  và chọn trong số những từ đồng nghĩa lấy từ hợp lý nhất để đặt đầu đề. Mặt khác, tìm từ đồng nghĩa ở các góc độ khác nhau rồi đưa ra từ chính xác nhất sử dụng trong đầu đề để trả lời các câu hỏi như: cái gì, ở đâu, ai, khi nào, ra sao…?

Đầu đề phải chỉ ra được đâu là sự kiện, chi tiết quan trọng, hay nhất của tin, bài viết

Trong một bài báo, có những chi tiết rất hấp dẫn, có sức nóng nhưng khi đặt tiêu đề, phóng viên, nhà báo “vô tình quên” mất và những chi tiết ấy không được thể hiện trong phần tiêu đề. Vì thế, bài viết không thu hút được độc giả. Người biên tập lại phải có trách nhiệm rà soát, đặt lại đầu đề cho phù hợp và luôn đặt mình ở vị trí độc giả đầu tiên của tờ báo. Nếu tự mình thấy hấp dẫn thì chắc chắn bạn đọc cũng thấy hấp dẫn và ngược lại.

Đầu đề phải cụ thể, không được trừu tượng, mơ hồ

Những tiêu đề chung chung, thiếu căn cứ để hiểu sẽ làm độc giả phải phán đoán, khó chịu mà không đọc bài báo, tạp chí đó. Việc đọc đầu đề trực tiếp, cụ thể sẽ giúp người đọc nhận diện ngay sự kiện nếu bạn đọc quan tâm đến sự kiện đó sẽ đọc trọn vẹn bài báo.

Không quá lạm dụng cách đặt đầu đề ở dạng câu hỏi

Ngày nay, trên báo mạng, cách đặt “tít” ở dạng này rất được nhiều người sử dụng. Những tiêu đề như “ Nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường tìm thấy xác?”, “Bác sĩ đồ tể dùng thuốc phi tang nạn nhân?”…rất dễ khiến bạn đọc nghi ngờ về tính sát thực của bài báo. Người làm báo là người có trách nhiệm giải thích, bình luận, cắt nghĩa sự kiện cho bạn đọc, do vậy không nên đặt câu hỏi với độc giả. 

Đầu đề nên ở thì chủ động và là câu khẳng định

Khi chúng ta đọc một bài báo mà tiêu đề ở dạng khẳng định chúng ta vẫn thấy tin tưởng hơn là đọc tiêu đề ở dạng nghi vấn. Sự khẳng định trong đầu đề sẽ thể hiện sự kiểm định chắc chắn thông tin mà phóng viên, nhà báo muốn công bố với độc giả.

Không đặt đầu đề quá dài

Đặt đầu đề quá dài sẽ gây nên sự buồn tẻ, rối mắt, độc giả khó nhận diện thông tin mà bài báo đề cập. Đầu đề càng ngắn, bạn đọc càng dễ phát hiện thông tin cần đọc. Mỗi đầu đề nên sử dụng 6-8 chữ là hợp lý. 


Lê Thị Phương
Truyền hình K31A2



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN