Tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: Nhà báo Xuân Thuỷ (1912 - 1985)

(Sóng trẻ) - Ngày 14/6, nhằm chào mừng 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và nhân ngày Giỗ lần thứ 38 của Nhà báo Xuân Thủy (18/6/1985 - 18/6/2023), buổi tọa đàm diễn ra tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với nhiều bài tham luận ý nghĩa.

Sự kiện có sự tham gia của ông Lê Quốc Minh - chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương; Ông Hà Đăng - Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung Ương; PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng; Ông Nguyễn An Đại - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Sơn La; ông Phạm Quốc Toàn - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Uỷ viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam; ThS Nguyễn Ba - đại diện Bảo tàng Báo chí Việt Nam cùng gia đình của nhà báo Xuân Thủy.

slide1.PNG
Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp, nhiều nhà báo lão thành cùng với các sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (Ảnh: Nguyễn Thực)

Sự kiện gồm có ba phần chính: Phần 1 - Chiếu phim tài liệu về nhà báo Xuân Thủy, Phần 2 - Trình bày chuyên đề, Phần 3 - tọa đàm khoa học. 

Mở đầu tọa đàm, ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ về chặng đường sự nghiệp của nhà báo Xuân Thủy - ngọn bút tiên phong và xuất sắc của Báo chí cách mạng Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Nhà báo Xuân Thủy là người đã dày công xây dựng tổ chức, đội ngũ báo chí cách mạng. Là nhà báo có tầm ảnh hưởng quốc tế và vũ khí báo chí trong đấu tranh ngoại giao”. 

Qua đó, nhà báo Lê Quốc Minh tri ân những tình cảm sâu sắc của những người làm báo và hội viên cả nước đối với Chủ tịch Hội đầu tiên - người đã đặt nền móng, gây dựng và phát triển ngôi nhà chung đoàn kết và chuyên nghiệp ngay từ giữa thế kỷ trước cho các thế hệ làm báo hôm nay.

Buổi tọa đàm có sự đóng góp của nhiều bài tham luận do các đồng chí lãnh đạo cao cấp, các nhà báo lão thành trực tiếp chấp bút. Tham luận “Những chặng đường làm báo của nhà báo Xuân Thủy” của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn; “Nhà báo Xuân Thủy sáng đẹp phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh” của nhà báo Hà Đăng; “Nhà báo Xuân Thủy - Những điều tôi biết” của PGS.TS. Hồng Vinh; “Tầm cao văn hoá trong báo và thơ của Xuân Thủy” của PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ; “Đồng chí Xuân Thủy với báo chí cách mạng Sơn La” của ông Nguyễn An Đại; “Nhà báo Xuân Thủy - Người thắp lửa cho sự nghiệp đào tạo những người viết báo cách mạng” của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang và tham luận “Nhớ về vị Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đầu tiên” của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi.  

slide1.PNG
GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung Ương phát biểu bài tham luận đầu tiên. (Ảnh: Nguyễn Thực).

Phần tham luận đầu tiên, GS.TS Tạ Ngọc Tấn chia sẻ về chặng đường làm báo của nhà báo Xuân Thủy. Ông phát biểu: "Trong giai đoạn làm Báo Cứu quốc tiến tới Cách mạng Tháng Tám, với trách nhiệm phụ trách tòa soạn báo, người tổ chức cả quá trình ra báo, Xuân Thủy còn là người chỉ đạo thực hiện các biện pháp đối phó với sự săn đuổi khủng bố của kẻ thù, bảo vệ an toàn cho tính mạng của cán bộ và nhân dân".

GS.TS Tạ Ngọc Tấn còn đặc biệt nhấn mạnh Xuân Thủy không chỉ là linh hồn của Báo Cứu quốc mà còn là linh hồn của hệ thống báo chí cách mạng. Ông là người có công lớn trong việc tập hợp đội ngũ, xây dựng lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người làm báo.

Đến với bài tham luận "Xuân Thủy - Sáng đẹp phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh", ông Hà Đăng - Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương đã nêu lên những câu chuyện sống động về tài đối đáp và phong thái ung dung của nhà đàm phán Xuân Thủy. Qua đó, ông bày tỏ: “Nhà báo Xuân Thủy là một con người rất lịch sự, biết tôn trọng người đối thoại với mình, và ngược lại, được đối thủ rất nể trọng”.

Không những vậy, "Xuân Thủy nói năng hay, đối đáp giỏi, ứng khẩu thành chương. Nhưng đối với những bài phát biểu sẵn, ông rất cẩn trọng. Đích thân mình sửa chữa các bản dự thảo; đòi hỏi phải nêu bật chủ đề, trọng tâm của bài viết; viết có lý, có lẽ, có tính thuyết phục", ông Đăng chia sẻ thêm. 

slide2.PNG
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ niềm biết ơn sâu sắc với những cống hiến của nhà báo Xuân Thủy. (Ảnh: Nguyễn Thực).

Tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang đóng góp bài tham luận “Nhà báo Xuân Thủy - Người thắp lửa cho sự nghiệp đào tạo những người viết báo cách mạng”. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời cầm bút để hoạt động cách mạng, Xuân Thủy với vai trò lãnh đạo - cây bút chủ lực của tờ Cứu quốc, nhà quản lý - giáo viên đào tạo báo chí, đồng thời là nhà tổ chức thành lập các cơ quan báo chí quan trọng của nước nhà: Đài Tiếng nói Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã, Đoàn Báo chí Việt Nam. Dù ở cương vị nào của nghề, ông luôn nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp báo chí mãi cho đến thời điểm nhắm mắt xuôi tay, đó là lúc ông đang viết dở những trang về chặng đường phát triển của Báo Cứu quốc”.

Buổi tọa đàm khoa học và trưng bày chuyên đề: “Nhà báo Xuân Thủy (1912 - 1985)” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền kết hợp với Hội Nhà báo Việt Nam là sự kiện đầu tiên tổ chức về Nhà báo Xuân Thuỷ, gắn với di sản báo chí cách mạng quý giá có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Buổi toạ đàm đã tổng hợp cuộc đời, hoạt động cách mạng và sự nghiệp báo chí của nhà báo Xuân Thủy hơn một thế kỷ qua. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN