8 phát minh làm thay đổi nền âm nhạc phương Tây

(Sóng trẻ, BBC) - Từ xưa đến nay, âm nhạc đã và đang phát triển không ngừng. Từ Thang âm của Pita cho tới phát minh ra máy nghe nhạc, có 8 phát minh ảnh hưởng nhiều nhất tới lịch sử phát triển của âm nhạc phương Tây.

Pita phát minh ra Thang âm

Trước Pita, âm nhạc là một bí mật thiêng liêng. Có những loại nhạc cụ có niên đại ít nhất 35000 năm và cũng có bằng chứng chứng tỏ rằng, ở các nền văn hoá cổ xưa, con người đã hát các bài hát và tạo ra các âm thanh dễ nghe. Tuy nhiên, trước các nhà toán học và triết học Hy Lạp, vẫn chưa có lý thuyết nào giải thích về việc tại sao một số nốt nhạc lại có thể kết hợp hài hoà với nhau, còn một số nốt nhạc khác khi kết hợp với nhau lại khập khiễng.

Những tìm tòi của Pita về khoa học âm thanh đã làm thay đổi điều đó. Vào khoảng thời gian 500 trước Công nguyên, Pita đã nghiên cứu tỉ lệ giữa độ dài của những dây rung và những nốt nhạc khác nhau mà chúng tạo ra. Ông đã khám phá ra mối liên hệ toán học giữa những nốt nhạc dễ nghe khi kết hợp cùng với nhau, và đã nghiên cứu sâu hơn phát hiện của mình để tạo ra Thang âm – một tổ hợp các nốt nhạc được lựa chọn giữa vô số các nốt nhạc khác.

Trong Thang âm, Pita thiết lập một hệ thống mà ở đó nốt nhạc này quan trọng hơn nốt nhạc kia. Thang âm do Pita sáng tạo ra chính là cái mà bây giờ chúng ta vẫn thường hay hát đó là: Đồ, rê, mi, pha, son, la, si, đố, và là cơ sở cho nền âm nhạc phương Tây. Nếu như không có Thang âm và thuyết về mối liên hệ giữa các nốt nhạc với nhau thì sẽ không có Bach, Beethoven, Bebop, Blues hay Britpop.

Các ký hiệu nốt nhạc ra đời

Vào thế kỷ thứ 7, học giả St Isidore ở Seville trăn trở về vấn đề nghiêm trọng mà âm nhạc đang phải đối mặt. Đó là, nếu như âm thanh không được tổ chức bởi bộ nhớ của con người thì chúng sẽ mất đi bởi vì con người ta không thể chép lại chúng. Trải qua nhiều thế kỷ, các nhà sư ở Tây Ban Nha và Ý đã đưa ra được một giải pháp cho vấn đề này và lần đầu tiên ghi lại được âm nhạc để giữ lại cho các lớp người đi sau. Họ đã tạo ra một loạt các biểu tượng quy định một nốt nhạc nên cao hơn hay thấp hơn so với nốt nhạc trước nó và sử dụng hệ thống ký hiệu này để chép lại các bài hát. Tuy độ cao thực của các nốt nhạc thường không rõ ràng nhưng cấu trúc cơ bản của giai điệu đã được tạo nên để hỗ trợ cho việc ghi nhớ các bài hát. 

645a12da3_p02glkl8.jpg

Các ký hiệu nốt nhạc ra đời

Vào khoảng 1000 năm sau Công nguyên, một tu sĩ dòng Biển Đức tên là Guido d'Arezzo bắt đầu vẽ những ký hiệu đó trên một loạt các đường kẻ. Đó là tiền thân của các ký hiệu trong nhạc mà cho đến nay vẫn được sử dụng. Lần đầu tiên âm nhạc để lại được dấu ấn. Chúng ta biết được những bài hát mà những người tu sĩ này đã hát có giai điệu như thế nào bởi vì họ để lại những bản ghi âm cho các thế hệ sau.

Piano ngày càng phổ biến trong các gia đình

Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đã giúp làm giảm chi phí sản xuất và phân phối đàn Piano. Một cây đàn Piano trong phòng khách cũng có thể mang đến cho một gia đình quý phái một việc gì đó để làm vào các buổi tối; nó còn thể hiện sự tinh tế và cần mẫn. Nó cũng khơi dậy niềm đam mê trình diễn ở cá nhân mỗi người mà có thể giúp đưa âm nhạc vượt ra khỏi những nơi truyền thống như nhà thờ hay phòng hoà nhạc để đến với mỗi gia đình – nơi mà trước kia chỉ có những gia đình giàu có nhất mới có cơ hội thưởng thức.

Bản ghi âm đầu tiên

Vào năm 1877, từ việc sử dụng một chiếc kim máy đĩa và một trục hình trụ bọc thiếc, Thomas Alva Edison phát minh ra máy quay đĩa. Những lời nói đầu tiên được ghi nhận là: “Mary có một con cừu nhỏ". Trong quá trình phát triển và sàng lọc tiếp theo, những đĩa cao su 7in và máy nghe nhạc rẻ tiền của Emile Berliner chính là những thứ đánh dấu cho sự mở đầu của nền công nghiệp âm nhạc hiện đại. 

Sự ra đời của máy phát thanh công cộng

Ngày 13/1/1910, nhà phát minh Lee de Forest phát sóng âm thanh của giọng nam cao Enrico Caruso từ Nhà hát Opera Metropolitan đến khắp các địa điểm ở thành phố New York. Trong những năm sau đó,do công nghệ ngày càng được nâng cao, hàng trăm đài phát thanh nổi lên. Vào những năm 1930, một nửa số gia đình Mỹ có radio; trong Thế chiến II, con số này tăng lên: cứ 10 gia đình thì 9 gia đình có radio. Nhưng giai đoạn sau Thế chiến II đánh dấu sự ra đời của việc sản xuất hàng loạt các bộ truyền hình. Và đến đầu những năm 1960, 90% hộ gia đình Mỹ sở hữu một tivi. 

645a12da3_p02gljxm.jpg

Sự ra đời của máy phát thanh công cộng

Chính vì thế, sức ảnh hưởng của đài phát thanh đến cách thưởng thức âm nhạc của công chúng đã gặp phải một đối thủ lớn.

Bảng xếp hạng các bài hát được đưa vào sử dụng

Năm 1936, tạp chí công nghiệp Billboard đã xuất bản một tính năng gọi là Chart Line cho phép hiển thị các bài hát nổi tiếng nhất trên ba mạng lưới phát thanh lớn ở Mỹ. Trong tháng 7 năm 1940, các biểu đồ biểu thị Những bản thu âm bán lẻ chạy nhất đã được đưa ra; vị trí số 1 thuộc về “I’ll never smile again” do Frank Sinatra thể hiện. 

Bên cạnh việc hướng dẫn mua các bản thu âm mà có thống kê những bài hát phổ biến nhất được hát trên các máy hát tự động thì từ năm 1945, bằng việc nhận ra vai trò quan trọng của thông tin đại chúng trong việc phổ biến rộng rãi các bài hát, những bài hát nổi tiếng nhất trên đài đều được xếp hạng trên bảng xếp hạng 15 điểm.

Vào tháng Tám năm 1958, lần đầu tiên dựa trên cả doanh thu và tần số phát sóng, người ta tạo ra bảng xếp hạng 100  đĩa đơn “Hot” nhất mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay - và hiện nay nó còn có cả mục đăng tải dữ liệu.

Buổi bình minh của nhạc điện tử

Năm 1948, một người Pháp tên là Pierre Schaeffer đã lần đầu tiên sản xuất ra một phần của một loại âm nhạc mới mà ông gọi là “musique concrete” - một nghệ thuật kết hợp mới của tiếng ồn từ môi trường với những âm thanh không âm nhạc khác. Âm nhạc là một sản phẩm của công nghệ, nghĩa là nó được sản xuất và phân phối dựa trên các phương tiện điện tử. 

Nhà soạn nhạc Karlheinz Stockhausen làm việc một thời gian ngắn với Schaeffer ở Paris, và ông đã đi vào làm việc trong các Studio nhạc điện tử ở Cologne. Là một trường hợp nại lệ tại Hội thảo Âm nhạc điện tử của BBC, hãng phim Cologne đã trở thành phòng thí nghiệm nổi tiếng nhất thế giới cho sự ấp ủ nền âm nhạc điện tử. 

Nếu không có các nhạc cụ và công nghệ sản xuất điện tử, hầu hết âm nhạc trong các bảng xếp hạng nhạc POP ngày nay sẽ rất khác.

Phát minh ra máy nghe nhạc

Cùng với việc trưng bày băng casset nén đầu tiên tại một hội chợ ở Tây Béc-lin (1963), Phillips – một công ty đa công nghệ ở Hà Lan, có trụ sở chính ở Amsterdam, đã chuyển đổi công nghệ băng lõi cuốn cồng kềnh. Và trước đó, vào năm 1910, tại bàn bếp của gia đình, Nathaniel Baldwin đã phát minh ra tai nghe âm thanh đầu tiên. Khi Walkman của Sony ra đời vào năm 1979, nó có sự kết hợp cả hai phát minh đó vào một sản phẩm cá nhân, có thể mang theo người. Walkman phổ biến hiện nay là một sản phẩm có nét tương đồng với sản phẩm của những năm 1980. Sản phẩm di động cá nhân này được chuyển thành các dạng Discman, iPod và bây giờ là điện thoại thông minh đã chứng minh đây là một sáng kiến tạo nên bước chuyển mới trong lịch sử công nghệ âm nhạc. 

645a12da3_p02gll6k.jpg

Máy nghe nhạc Sony’s Walkman

Như vậy, những phát minh đó có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghệ âm nhạc, không chỉ ở các nước phương Tây mà còn ở trên toàn thế giới.

Lê Loan
Báo Mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN