Ai còn giữ giấy dó giữa làng vàng mã?!

(Sóng trẻ) - Tìm về với mành đất Bắc Ninh và làng tranh Đông Hồ, nhưng cái ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi lại là những gia đình làm vàng mã. Trước thực trang làng nghề đang dần mai một, những nghệ nhân cao tuổi của làng Hồ vẫn quyết níu giữ và phát triển dòng tranh truyền thống này. Đó là ông Nguyễn Đăng Chế và ông Nguyễn Hữu Sam.

Tranh Đông Hồ là một trong ba dòng tranh dân gian của Việt Nam, trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố, làng tranh Đông Hồ đã gần như mai một hoàn toàn. Giờ đến với mảnh đất Đông Hồ, thứ có thể nhìn thấy ở gặp mọi nơi lại là những đồ vàng mã đủ loại từ mũ mão đến ngựa xe, đỏ xanh nhộn nhạo. 17 dòng họ làng Hồ xưa cùng làm tranh, nay chỉ còn lại hai nghệ cuối cùng là ông Sam và ông Chế, vẫn bền bỉ tâm huyết với những bức tranh đâm màu sắc truyền thống.

f2e368933_dff.jpg


Tiếp xúc với gia đình ông Nguyễn Hữu Sam, ta bắt gặp cái chân chất mộc mạc như chính nét dung dị, chân quê của tranh đông hồ. Nghê nhân Nguyễn Hữu Sam từng là chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất tranh đông hồ. Sau khi hợp tác xã giải thể, ông đã hướng cho con cháu làm tranh tại nhà, quyết lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc qua những bức tranh mộc mạc khi mà cả làng tranh xưa nay đã chuyển sang làm vàng mã vì cuộc sống mưu sinh. Nói về nghề làm tranh của gia đình mình, ông Sam cho hay: “ Tôi từ lúc nhỏ đã được nhìn thấy bố mẹ làm tranh rồi cũng làm theo. Tôi được nghe các cụ nói rằng tranh Đông Hồ tuy làm từ những nguyên liệu thảo mộc thiên nhiên nhưng rất đặc biệt bởi những ẩn ý, nhiều ý nghĩa phản ánh đời thường. Với một nghề truyền thống và ý nghĩa như thế thì đối với tôi, làm những nghề khác có nhiều tiền cũng không thể bằng được”.


f2e368933_untitled.png

Ông Nguyễn Hữu Sam đang làm việc trên bàn vẽ tranh Đông Hồ

Cả đại gia đình ông Nguyễn Hữu Sam hơn chục con người ai ai cũng biết làm tranh, từ con trai con dâu cho đến các cháu chắt. Đã 3 đời nay, nhà ông đã trở thành một xưởng tranh thu nhỏ, mang tâm huyết của cả  gia đình cùng nỗi niềm tâm sự của người nghệ nhân cao tuổi, giữ cho màu sắc của tranh đông Hồ không bao giờ biến mất. Đến nay, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đã giao lại toàn bộ công việc làm tranh cho con cháu, bản thân ông chỉ đứng bên cạnh chỉ bảo và động viên. Bản thân các con ông, cũng đã trở thành những thợ tranh lành nghề và có tiếng khắp vùng. Họ cũng đang dồn hết nhiệt huyết vào những bức tranh đông hồ, tiếp nối truyền thống từ cha ông và tiếp tục truyền nghề lại cho con cháu mai sau.


Cách gia đình ông Sam không xa là nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng chế, một nơi lúc nào cũng tấp nập với tiếng đục bản khắc và rực rỡ với màu sắc của tranh dân gian đông hồ. Nhìn cảnh những bức tranh truyền thống dần đi vào quên lãng, ông cùng gia đình đã quyết tâm dùng cả cuộc đời mình  vào việc làm sống lại dòng tranh dân gian đông hồ. Với ông, bảo tồn và đổi mới là con đường đúng đắn nhất để cho dòng tranh dân gian này được tồn tại và phát triển. Ông đã vừa sản xuất, vừa đưa những sản phẩm tranh đông hồ ra những thị trường rộng lớn để tiêu thụ để nhiều người biết đến tranh đông hồ hơn. Ông tâm sự: “ Tôi là một người gia đình có nghề mà lại không quan tâm thì dòng tranh này sẽ mai một đi. Đến nay là 22 năm tôi khôi phục dòng tranh này và tranh Đông Hồ đã dần được nhiều người biết đến hơn”.


f2e368933_ong_che.png

Ông Nguyễn Đăng Chế đứng nói chuyện trong phòng tranh Đông Hồ

  
Tháng 3 năm 2007, ông và 5 người con đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ Nguyễn Đăng Chế. Ông tiếp tục xây dựng trung tâm lưu giữ và bảo tồn tranh dân gian đông hồ tại làng hồ với số vốn gần 3 tỉ đồng. Ông Chế dự định sẽ phát triển trung tâm lưu giữ tranh đông hồ thành 1 khu du lịch sinh thái, kết hợp mở các lớp dạy nghề làm tranh truyền thống cho con em trong làng và những người có niềm say mê, hứng thú với nghề làm tranh đông hồ đậm tính nhân văn này.

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Đây là 2 câu thơ trong bài thơ bên kia sông đuống của thi sĩ Hoàng Cầm. Trải qua những thăng trầm của lịch sử,  những người như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Sam đã và luôn cố gắng  để gìn giữ giá trị văn hóa của dòng tranh dân gian Đông Hồ. Mong rằng với tình yêu của người nghệ nhân với làng nghề, ông và gia đình sẽ tiếp tục lưu giữ và phát triền dòng tranh dân gian đầy giá trị này  trong nền văn hóa Việt Nam.

Phương Trinh
Truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN