AJC - Chúng tôi yêu và nhớ

(Sóng trẻ) - Cuộc đời là chuỗi dài của những sự lựa chọn. Tuy rằng, không ai có thể lựa chọn nơi sinh ra, lựa chọn hình hài, dáng vẻ, nhưng chúng ta có thể lựa chọn con đường tương lai của mình. Con đường tương lai tôi chọn là được học ở trường Báo, được theo đuổi nghiệp Báo bởi suy nghĩ sẽ được đi đây đó, gặp gỡ những người mình thần tượng. Bốn năm không dài, nhưng đó là ngày tháng thanh xuân không hối tiếc của tôi, và có lẽ bạn cũng thế. 

Tôi đã từng nghe nhiều bạn sinh viên cùng lớp chia sẻ rằng, họ vào trường Báo là một sự tình cờ, đăng kí “bừa”, có người đi theo quyết định của bố mẹ. Có người dù không nói ra nhưng trên gương mặt hiện lên sự hối hận. Có người lại bàng quan với sự lựa chọn của bố mẹ dành cho mình. Có người thì chậc lưỡi, ừ thì học, đâm lao thì phải theo lao. Có người, giống như tôi, tỏ vẻ thích thú khi được đỗ vào trường, được chứng kiến các anh chị làm sự kiện, chạy chương trình, tham gia câu lạc bộ. Dù miễn cưỡng hay lựa chọn, nhưng chúng tôi đã chọn gắn bó với nhau.

 
Trường Báo trong lòng chúng tôi

Năm đầu tiên, ai trong số chúng tôi đều coi đó như khoảng thời gian “vàng” quý giá - khoảng thời gian vừa học vừa “nhâm nhi” tận hưởng sau một năm cày kéo, vùi đầu cho kì thi đại học vất vả. Chúng tôi dành thời gian khám phá, len lỏi khắp các con phố ở Thủ đô với đầy những điều mới lạ và thú vị này. Một số tham gia vào các câu lạc bộ của trường để giao lưu, học hỏi từ các anh chị khóa trên, người tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải cuộc sống đỡ đần cho bố mẹ.  Đó là mục tiêu của chúng tôi khi lần đầu được tự do và nó đã được  hoàn thành khá tốt. 

Năm thứ hai, lượng kiến thức chuyên ngành nhiều hơn khiến mục tiêu của mỗi người thay đổi. Người cố gắng giành học bổng, người phấn đấu trở thành Đảng viên, người tham gia Sóng Trẻ, người bước đầu làm cộng tác cho báo này báo kia. Càng trải nghiệm nhiều, đi làm nhiều, chúng tôi mới cảm nhận được sự vất vả của bố mẹ. Biết quý giá đồng tiền bản thân khó khăn lắm mới kiếm được từ công việc đúng ngành mình đang theo học. 

Năm thứ ba, chúng tôi nhận thức được chính xác rằng làm báo thực thụ là vô cùng khó khăn, vất vả và nhiều hiểm nguy. Nhưng ai cũng muốn đi, muốn tìm hiểu, muốn trải nghiệm để cùng nhau trưởng thành. Đó là những tháng ngày ngọn lửa đam mê với nghề báo, với phát thanh truyền hình bùng lên trong chúng tôi khi được truyền cảm hứng từ những người thầy người cô nhiệt huyết, từ những nhà báo gạo cội đầy kinh nghiệm. 

Năm thứ tư, chúng tôi trở thành “người già” của Học viện. Đây là khoảng thời gian trôi nhanh nhất, chưa kịp nảnh mặt đã phải chia xa. Những năm cuối cấp trước, chúng tôi vui vì mình sắp được lên học trường mới, vui vì sẽ được gặp bạn mới. Nhưng cảm xúc của năm cuối đại học dường như có chút gì đó tiếc nuối khi phải kết thúc quãng đời sinh viên tự do bay nhảy, sợ mất liên lạc với bạn bè và sợ nhất là phải tự mình đối mặt với khó khăn khi đi xin việc, kiếm tiền bươn chải cho cuộc sống của chính mình. Năm nào chúng tôi cũng bon chen đi xem Phút cuối với tư cách là một khán giả, xem cho vui. Nhưng năm nay chúng tôi lại là nhân vật chính của chương trình, khoảnh khắc chia xa đang đến gần hơn. 

65e705d7b_1.png
Khoảnh khắc kỉ yếu của sinh viên lớp phát thanh k34

Thầy cô và nhiều anh chị phóng viên đã từng dạy chúng tôi chia sẻ rằng, làm báo nghèo lắm, không kiếm được bộn tiền như mọi người thường nghĩ, làm báo cốt là ở lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết, tận tâm thì đã là “giàu” rồi. Và chúng tôi, những người làm báo trẻ, dù tuổi nghề còn chưa đếm hết một bàn tay, chưa nhiều kinh nghiệm nhưng chúng tôi coi đó là cả gia tài của mình. Người nài ngành thì lại bảo rằng, “con gái làm báo thì khó lấy chồng lắm đấy”- chúng tôi đã từng bị hù như thế đấy. Nhưng con gái trường báo chúng tôi lại tự hào về mình: con gái truyền hình xinh xắn, con gái phát thanh dịu dàng, con gái báo mạng năng động, con gái báo in mạnh mẽ. Chúng tôi không sợ nghèo, không sợ nguy hiểm, không sợ “ế”, chúng tôi chỉ sợ mình yêu nghề chưa đủ, lòng nhiệt huyết chưa cao, sức sáng tạo cạn kiệt. 

65e705d7b_2.png
Nữ sinh trường báo rạng rỡ trong tà áo dài

Thời gian bốn năm trôi qua không thể lấy lại được, tôi chỉ tiếc nuối vì nó trôi quá nhanh, có quá nhiều thứ tôi còn chưa làm được. Nhưng không hối hận vì tôi đã sống trọn vẹn với cả niềm đam mê với ngành Báo, với tình nghĩa thầy cô và bạn bè tại ngôi trường này. Bốn năm với bao nhiêu kiến thức, với đầy đủ niềm vui, nỗi buồn, khó khăn, thách thức tôi không bao giờ quên. Nhờ có thầy cô, bạn bè, chúng tôi trưởng thành hơn, cứng cáp và đủ tự tin để bước ra chiến đấu với thế giới rộng lớn đầy chông gai.

 Tương lai không ai dám chắc được điều gì, mình thành công, kiếm được công việc tốt đúng nghề hay làm trái nghề, thậm chí thất nghiệp, nhưng với vốn kiến thức dù còn hạn chế cũng giúp chúng tôi không sợ hãi mà mạnh mẽ tiến lên. Chỉ cần bản thân không ngừng cố gắng, không ngừng nỗ lực và không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức thì tất cả đều có thể dễ dàng vượt qua. 

Những ngày đầu, tôi khóc vì phải xa bố mẹ, khóc vì nhớ nhà, khóc vì phải ở một mình nơi xa lạ. Nhưng đến lúc gần chia xa, tôi khóc vì nhớ mảnh đất, góc phố cả thanh xuân mình từng gắn bó, thầy cô đã từng dạy bảo tôi, bạn bè từng vui buồn có nhau. Có lẽ cũng giống như nhiều bạn, từ tận đáy lòng sẽ luôn tự hào là sinh viên của Học viện Báo chí và tuyên truyền, mãi mãi sẽ nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc cho tất cả các thế hệ sinh viên đã từng đi qua hay đang trưởng thành dưới mái trường chúng ta yêu và nhớ. 
Hiền Sương


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN