ASEAN Cộng đồng kinh tế: Khi tiếng anh là “chìa khóa vàng”
(Sóng trẻ) - “Nhất tiếng anh, nhì tin học” vẫn luôn là câu thần chú niệm của sinh viên khi ra trường. Tuy nhiên không ít cử nhân đã bị loại khỏi cuộc tuyển dụng chỉ vì vốn tiếng anh nghèo nàn.
Khi AEC sắp ra mắt
Dự kiến cuối năm 2015 cộng đồng kinh tế ASEAN gọi tắt là AEC sẽ được thành lập. Bao gồm 10 quốc gia với dân số hơn 620 triệu người trong đó tỉ lệ người lao động chiếm gần 50%.
Một khu vực kinh tế ổn định trong đó hàng hóa dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng là những lợi ích mà cộng đồng này mang lại.
Bên cạnh đó sự dịch chuyển lao động sẽ là một trong những điểm chính tạo nên cơ hội và cả sự thách thức đối lao động Việt Nam đặc biệt là lao động trẻ.
Khi AEC được thành lập lao động trong khối ASEAN sẽ hoạt động và làm việc một cách tự do tương tự như liên minh châu âu EU, điều này sẽ giúp Việt Nam nói riêng và các quốc gia còn lại có thể giải quyết vấn đề việc làm một cách đơn giản hơn.
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Nâng cao vị thế của Việt Nam hướng về cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và sau 2015”. nguồn TTXVN
Lao động và tuyển dụng
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, lao động Việt Nam cần phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng để không chỉ đứng vững ở trong nước mà còn thâm nhập ra thị trường AEC. Nài kiến thức nền tảng, kỹ thuật chuyên môn thì một điều quan trọng đó chính là nại ngữ mà đặc biệt là tiếng Anh.
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều có tiêu chí là khả năng sử dụng nại ngữ. Hai ứng viên có trình độ như nhau chắc chắn ưu thế sẽ thuộc về người giỏi nại ngữ, và người có nại ngữ sẽ được trả lương cao hơn. Tuy nhiên đó lại là một trong những điểm yếu nhất của lao động trẻ nước ta.
Ngày 1 tháng 12, Tổ chức giáo dục quốc tế ( EF) đã họp báo công bố về chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu. Theo đó thì EF đánh giá mức độ thông thạo tiếng Anh của Việt Nam ở mức thấp với điểm số chỉ 51,57 điểm. Trên thực tế trong khu vực Đông Nam Á khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt cũng tương đối thấp chỉ xếp thứ 6 trên 11 quốc gia. Trong khi Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippin, hay Thái Lan đều là những nước thuộc top sử dụng tiếng Anh cao và trung bình trên thế giới, vậy sức cạnh tranh của chúng ta sẽ tới đâu? Và tiếng Anh chính là chiếc chìa khóa cho sự cạnh tranh đó.
Lao động Việt Nam thiếu kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh là nguyên nhân chính khiến năng suất lao động ở mức thấp.
Hơn bao giờ hết trong thời điểm này chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của nại ngữ. Chỉ còn vài tháng nữa AEC sẽ ra mắt và những tác động của nó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Nếu như không trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết mà đặc biệt là vốn tiếng Anh thì việc thêm những cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Và AEC là cơ hội hay thách thức là ở chính chúng ta.
Phạm Thị Thanh Huệ
Báo Truyền hình K32A2
Cùng chuyên mục
Bình luận